Chuyển nhầm tiền cho quỹ vắc xin có đòi lại được không?

bởi Hải Đinh
Chuyển nhầm tiền cho quỹ vắc xin có đòi lại được không?

Trong những ngày qua, dich bệnh covid 19 có khả năng lây lan ngày càng cao. Các cơ quan chức năng đã có những biện pháp nhằm khống chế dịch bệnh như bắt buộc việc đeo khẩu trang; sát khuẩn; xử phạt khi không khai báo y tế; khai báo y tế gian dối,… Tuy nhiên do nhu cầu đi lại của người dân nhiều như làm CCCD gắn chíp, xin xác nhận tình trạng hôn nhân, học tập cũng như các sinh hoạt nên dịch bệnh cơ bản còn khá phức tạp. Hiện nay việc kêu gọi người dân khuyên góp ủng hộ quỹ vắc xin covid 19 ngày càng nhiều. Vấn đề đặt ra là chuyển nhầm tiền cho quỹ vắc xin có đòi lại được không? Xoay quanh vấn đề này, Luật sư X nhận được nhiều câu hỏi. Cụ thể câu hỏi của anh Trịnh Xuân B như sau:

” Chào Luật Sư X: Hiện nay, tình hình dịch căng thẳng; ngoài việc áp dụng các biện pháp thông thường thì việc tiến hành tiêm vắc xin được diễn ra rộng rãi. Nhiều trường hợp người dân có khuyên góp quỹ vắc xin covid 19; nhưng điều đáng tiếc xảy ra là nhiều người lại chuyển nhầm tiền. Vậy Luật Sư cho em hỏi: Chuyển nhầm tiền cho quỹ vắc xin có đòi lại được không? Hi vọng Luật Sư giải đáp.”

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự 2015

Bộ luật hình sự 2015

Nội dung tư vấn

Thành lập Quỹ vaccine phòng Covid-19

Vừa qua, thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ; hoàn thiện dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ vaccine phòng Covid-19. Trình Thủ tướng Chính phủ ký, ban hành trong ngày 26/5/2021.

Đồng thời, phối hợp với Bộ Y tế, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam rà soát; chuyển ngay số kinh phí đã tiếp nhận ủng hộ cho phòng; chống dịch Covid-19 còn lại vào thu của Quỹ vaccine phòng Covid-19 sau khi Quỹ được thành lập.

Chuyển nhầm tiền cho quỹ vắc xin có đòi lại được không?

Chuyển nhầm tiền cho quỹ vắc xin có đòi lại được không? Đây có lẽ là câu hỏi đang được sự thắc mắc của nhiều người, câu trả lời trong trường hợp này là có thể. Trước tiên, khi phát hiện chuyển nhầm tiền vào số tài khoản của quỹ vắc xin; bạn phải thông báo ngay cho Ngân hàng nơi chuyển tiền để có cách xử lý kịp thời, thích hợp.

Đồng thời yêu cầu tra soát, rà soát đối với sai sót giao dịch giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng. Ngân hàng khi phát hiện có dấu hiệu nhầm lẫn hay sai sót sẽ thông báo cho chủ tài khoản; và thực hiện phong tỏa; tạm khóa tài khoản cho đến khi làm rõ; khắc phục xong những sai sót trên. Cụ thể như sau:

Chuyển nhầm tài khoản cùng ngân hàng

Chuyển nhầm tài khoản cùng ngân hàng được hiểu là tài khoản nhận đang cùng hệ thống với ngân hàng bạn gửi tiền.

Bước 1: Kiểm tra và chụp ảnh lại giao dịch đã chuyển nhầm rồi đi đến chi nhánh ngân hàng bạn đang sử dụng.

Bước 2: Tới ngân hàng hãy thông báo với nhân viên về việc bạn đã chuyển khoản nhầm tiền .

Bước 3: Cung cấp các thông tin cá nhân và điền vào mẫu đơn khi được nhân viên ngân hàng yêu cầu.

Bước 4: Sau khi kiểm tra và xác nhận là giao dịch nhầm; ngân hàng sẽ liên hệ với quỹ vắc xin và yêu cầu họ trả lại tiền cho bạn.

Lưu ý: Thời gian nhận được tiền sẽ khá lâu do ngân hàng phải liên hệ và làm việc với quỹ vắc xin.

Chuyển nhầm tài khoản khác ngân hàng

Trong trường hợp bạn gửi nhầm tiền sang một tài khoản khác ngân hàng thì việc lấy lại tiền sẽ khó hơn, nhưng cơ hội là vẫn còn. Các thao tác làm việc với ngân hàng như sau:

Bước 1: Ngay sau khi phát hiện bị chuyển tiền nhầm tài khoản; bạn cầm theo chứng minh thư của mình tới ngân hàng mình đang sử dụng để giải quyết.

Bước 2: Tới ngân hàng hãy thông báo với nhân viên về việc bạn đã chuyển khoản nhầm tiền.

Bước 3: Ngân hàng sẽ tiến hành các bước kiểm tra, rà soát. Sau khi kiểm tra và xác nhận là giao dịch nhầm, ngân hàng sẽ liên hệ với ngân hàng bạn chuyển nhầm để thông báo cho quỹ vắc xin xử lý theo quy định.

Chuyển nhầm tiền có khởi kiện đòi lại được không?

Nếu trong trường hợp Ngân hàng không thể giải quyết để giúp bạn lấy lại được số tiền. Thì bạn có thể tiến hành theo phương án khởi kiện dân sự.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 579 Bộ luật Dân sự 2015:

Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật; thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

Tóm lại: bạn có thể đề nghị Ngân hàng cung cấp lại thông tin của quỹ vắc xin hoặc khi bạn đã có thông tin về quỹ vắc xin covid 19 này thì có thể khởi kiện yêu cầu hoàn trả lại số tiền chuyển nhầm.

Có thể bạn thích: Khai báo y tế gian dối bị xử phạt thế nào?

Không trả lại số tiền chuyển nhầm có bị phạt?

Trường hợp quỹ vắc xin nhận được số tiền chuyển nhầm vào tài khoản của mình thì phải tiến hành hoàn trả lại cho bạn. Nếu không tuân thủ nguyên tắc trên thì đó là hành vi vi phạm pháp luật; và có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể theo quy định tại Điều 15 Nghị định 167/2013 như sau:

Trường hợp sử dụng trái phép số tiền mà biết là được chuyển nhầm thì sẽ bị xử phạt từ 1 triệu đến 2 triệu đồng

Trường hợp chiếm giữ trái phép tài sản của người khác mà không chịu chuyển trả lại cho chủ sở hữu thì sẽ bị xử phạt từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng

Lưu ý: mức phạt tiền này tại điều 15 Nghị định 167/2013 là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm; mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Ai được ưu tiên tiêm vắc xin covid 19

Đối tượng ưu tiên tiêm và miễn phí

Đối tượng ưu tiên tiêm và miễn phí gồm:

  • Lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch, gồm: Người làm việc trong các cơ sở y tế…
  • Nhân viên, cán bộ ngoại giao của Việt Nam được cử đi nước ngoài; hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh.
  • Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước…;
  • Giáo viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính thường xuyên tiếp xúc với nhiều người;
  • Người mắc các bệnh mạn tính, người trên 65 tuổi.
  • Người sinh sống tại các vùng có dịch.
  • Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội.
  • Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài.
  • Các đối tượng khác do Bộ Y tế quyết định căn cứ yêu cầu phòng chống dịch.

Về địa bàn

Ưu tiên tiêm trước cho các đối tượng nêu trên ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang có dịch; trong tỉnh, thành phố ưu tiên tiêm trước cho các đối tượng ở vùng đang có dịch.

Căn cứ khả năng cung ứng vắc xin, ưu tiên tiêm trước cho các đối tượng tham gia công tác phòng; chống dịch bệnh, đối tượng ở vùng có dịch.

Có thể bạn thích:

https://youtu.be/6Vbu1na2nbM

Câu hỏi thường gặp

Cố tình không trả lại số tiền chuyển nhầm có bị đi tù không?

Nếu chủ tài khoản thụ hưởng đã được Ngân hàng thông báo đề nghị trả lại số tiền nhưng vẫn cố ý chiếm giữ trái phép tài sản thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 176, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Hồ sơ khởi kiện dân sự khi muốn đòi lại sô tiền chuyển nhầm gồm những gì?

Thông thường hồ sơ khởi kiện bao gồm: Đơn khởi kiện, giấy tờ cá nhân (CMND, sổ hộ khẩu), các giấy tờ liên quan đến vụ kiện (giấy tờ về chuyển tiền, xác nhận của ngân hàng, bảng kê chuyển tiền…).

Ai sẽ đứng ra chi Quỹ vắc xin phòng Covid-19?

Hiện nay, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp nhu cầu mua, nhập khẩu vaccine, nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước và sử dụng vaccine phòng Covid-19, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chi từ Quỹ để tài trợ, hỗ trợ cho hoạt động mua, nhập khẩu vaccine, nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước và sử dụng vaccine phòng Covid-19 theo quy định. Bộ Tài chính xuất Quỹ để chi theo nội dung Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và căn cứ hồ sơ đề nghị của Bộ Y tế.

Có tiền sử dị ứng nặng có được chỉ định tiêm vắc-xin phòng COVID-19 không?

Những trường hợp có tiền sử dị ứng nặng (phản vệ từ độ 2 trở lên) do mọi nguyên nhân đều không được chỉ định tiêm vắc-xin phòng COVID-19. Còn những người có tiền sử bị viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng hoặc dị ứng nhẹ ngoài da do thuốc, thức ăn… đều có thể được chỉ định tiêm vắc-xin phòng COVID-19 như những người không có tiền sử dị ứng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về thắc mắc chuyển nhầm tiền cho quỹ vắc xin có đòi lại được? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn về vấn đề xử phạt vi phạm quy định về phòng chống dịch Covid 19; cũng như các vấn đề liên quan đến vấn đề tiêm phòng covid 19 hãy liên hệ 0833102102.

3.5/5 - (4 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm