Bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không là băn khoăn mà nhiều người lao động đặt ra khi chấm dứt hợp đồng lao động, làm việc. Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X để tìm hiểu thông tin chi tiết nhé.
Căn cứ:
-
Luật việc làm 2013
-
Luật Lao động 2012
Nội dung tư vấn
1. Bảo hiểm thất nghiệp
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật việc làm 2013, bảo hiểm thất nghiệp được định nghĩa là “là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp”.
Cả người lao động và người sử dụng lao động đều có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm thất nghiệp (trừ những người lao động đang hưởng lương hưu và giúp việc gia đình). Mức đóng bảo hiểm được quy định tại Điều 57 của Luật này là 1% tiền lương hằng tháng của người lao động.
Bảo hiểm thất nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với đời sống của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động. Khi họ thất nghiệp, bảo hiểm sẽ cung cấp cho họ một khoản chi phí cần thiết để trang trải cuộc sống trong thời gian chưa tìm được việc làm. Bảo hiểm thất nghiệp bao gồm 4 nguồn hỗ trợ chính như sau:
(i) trợ cấp thất nghiệp;
(ii) hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm,
(iii) Hỗ trợ học nghề và
(iv) Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Để được hưởng một trong những hỗ trợ như trên, người lao động phải đáp ứng điều kiện mà pháp luật đặt ra tương ứng với mỗi hình thức trong bảo hiểm thất nghiệp. Ví dụ như điều kiện để được hỗ trợ học nghề trong bảo hiểm thất nghiệp là:
(1) Đã chấm dứt hợp đồng lao động (trừ trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật hoặc đang hưởng lương hưu); (2) Đã nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm;
(3) Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ.
(4) Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp
Có thể thấy để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp, việc đáp ứng thời gian đóng bảo hiểm là điều kiện tiên quyết mà người lao động cần phải thực hiện. Điều này nghĩa là những người lao động chưa tham gia bảo hiểm thất nghiệp đủ thời gian sẽ không nhận được những nguồn hỗ trợ tương ứng.
Ví dụ như một người lao động mới tham gia bảo hiểm lao động được 6 tháng thì sau khi mất việc làm, anh ta sẽ không đủ điều kiện để nộp hồ sơ xin hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên giả sử người lao động này đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại chỗ làm thứ nhất trong thời gian 6 tháng và sau đó tham gia bảo hiểm tại chỗ làm thứ hai trong thời gian 9 tháng, anh ta có được quyền cộng dồn các khoảng thời gian này (15 tháng) để xin hưởng bảo hiểm thất nghiệp?
Việc cộng dồn thời hạn tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động đã được pháp luật quy định tại Khoản 1 Điều 45 của Luật việc làm là:
“Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp”.
Do đó, pháp luật cho phép người lao động được quyền cộng dồn thời hạn tham gia bảo hiểm thất nghiệp của mình lại, tuy nhiên với điều kiện người lao động này chưa từng nộp hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp với các khoản thời gian nêu trên.
Nếu người lao động đã hưởng bảo hiểm thất nghiệp trước đó, họ vẫn có quyền được hưởng lại lần nữa nếu đáp ứng đủ điều kiện về thời hạn được tính lại kể từ khi được nhận bảo hiểm thất nghiệp. Khoản 2 của Điều 53 cũng đã nhấn mạnh lại điều đó:
“Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật này”.
Hy vọng bài viết hữu ích với độc giả!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tư vấn Luật lao động tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833.102.102