Có được khám xét ban đêm không? 

bởi Tú Uyên
Có được khám xét ban đêm không?

Chào Luật sư, hôm qua xơm tôi có các cán bộ công an đến hỏi về tên tội phạm truy nã và có hẹn chúng tôi khi nào hắn về thì báo cho họ, nhưng tên đó chỉ đi về lúc đêm tối vậy khi đó tôi báo thì có được khám xét nhà hắn không? Luật sư cho tôi hỏi Có được khám xét ban đêm không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Có được khám xét ban đêm không? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

Khi nào thì được khám xét chỗ ở của người khác? 

Căn cứ theo khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về vấn đề này như sau: 

“1. Việc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.

Việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.”

Như vậy, việc khám xét chỗ ở được thực hiện khi có căn cứ để nhận định chỗ ở có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án. Đồng thời, việc khám xét chỗ ở cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.

 Có được khám xét ban đêm không?
Có được khám xét ban đêm không?

Việc khám xét chỗ ở được thực hiện theo quy định như thế nào?

Theo Điều 195 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện cụ thể như sau:

“Điều 195. Khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện

1. Khi khám xét chỗ ở thì phải có mặt người đó hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người chứng kiến; trường hợp người đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và hai người chứng kiến.

Không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

2. Khi khám xét nơi làm việc của một người thì phải có mặt người đó, trừ trường hợp không thể trì hoãn nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Việc khám xét nơi làm việc phải có đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Trong trường hợp không có đại diện cơ quan, tổ chức thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và 02 người chứng kiến.

3. Khi khám xét địa điểm phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và người chứng kiến.

4. Việc khám xét phương tiện phải có mặt chủ sở hữu hoặc người quản lý phương tiện và người chứng kiến. Trường hợp chủ sở hữu hoặc người quản lý phương tiện vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có hai người chứng kiến.

Khi khám xét phương tiện có thể mời người có chuyên môn liên quan đến phương tiện tham gia.

5. Khi tiến hành khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xét xong”

Như vậy, quá trình khám xét chỗ ở được thực hiện theo quy định như sau:

(1) Khi khám xét chỗ ở thì phải có mặt người đó hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người chứng kiến; trường hợp người đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và hai người chứng kiến.

– Không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

(2) Khi tiến hành khám xét chỗ ở những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xét xong.

Có được khám xét ban đêm không? 

Tại khoản 1 Điều 195 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, theo đó sẽ không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Như vậy, theo quy định nêu trên, việc khám xét chỗ ở vẫn có thể được tiến hành vào ban đêm trong trường hợp khẩn cấp.

Có được giữ đồ vật khi khám xét hay không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 198 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc tạm giữ tài liệu, đồ vật khi khám xét như sau:

“1. Khi khám xét, Điều tra viên được tạm giữ đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án. Đối với đồ vật thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành thì phải thu giữ và chuyển ngay cho cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trường hợp cần thiết phải niêm phong thì tiến hành trước mặt chủ sở hữu đồ vật, người quản lý đồ vật, người chứng kiến, đại diện gia đình, đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét.”

Như vậy, khi khám xét, Điều tra viên được tạm giữ đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án. Đối với đồ vật thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành thì phải thu giữ và chuyển ngay cho cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trường hợp cần thiết phải niêm phong thì tiến hành trước mặt chủ sở hữu đồ vật, người quản lý đồ vật, người chứng kiến, đại diện gia đình, đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề Có được khám xét ban đêm không? Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu; về các vấn đề liên quan đến Đăng ký bảo vệ thương hiệu; giấy chứng nhận độc thân, Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, Đổi tên căn cước công dân Trích lục hồ sơ địa chính; Ngừng kinh doanh; thành lập công ty ở Việt Nam; mẫu đơn xin giải thể công ty; ủy quyền đăng ký mã số thuế cá nhân; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,Trích lục ghi chú ly hôn, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam… của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833.102.102.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Có được khám xét chỗ ở khi người dân vắng mặt?

Khoản 1, 2 Điều 195 Bộ Luật Tố tụng hình sự quy định khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện như sau:
Khi khám xét chỗ ở thì phải có mặt người đó hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người chứng kiến; trường hợp người đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và hai người chứng kiến.
Không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Khi khám xét nơi làm việc của một người thì phải có mặt người đó, trừ trường hợp không thể trì hoãn nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Việc khám xét nơi làm việc phải có đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Trong trường hợp không có đại diện cơ quan, tổ chức thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và 02 người chứng kiến.
Như vậy, việc khám xét chỗ ở có thể không cần có mặt bạn nếu đã có người cùng chỗ ở với bạn (đủ 18 tuổi trở lên) và có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người chứng kiến.

Tại sao không được bắt người vào ban đêm?

Pháp luật tố tụng hình sự hiện hành chưa đưa ra hướng dẫn, giải thích chính thức nào về việc không được bắt người vào ban đêm. Tuy nhiên, có thể hiểu, việc pháp luật cấm bắt người vào ban đêm nhằm đảm bảo trật tự, tránh gây xáo trộn, ảnh hưởng đến những người xung quanh, bởi ban đêm là thời điểm hầu hết mọi người đều đang ngủ.
Hơn nữa, việc bắt người vào ban đêm còn không đảm bảo tính công khai, minh bạch của hoạt động bắt giữ. Cũng chính vì vậy mà ngoài quy định không được bắt người vào ban đêm, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 cũng quy định:
Không được bắt đầu việc áp giải, dẫn giải người vào ban đêm (khoản 6, Điều Điều 127);
Không hỏi cung bị can vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản (khoản 3 Điều 183);
Không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản (khoản 1 Điều 195);
Không được lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân vào ban đêm (khoản 3 Điều 443).

Thẩm quyền ra lệnh khám xét thuộc cơ quan nào ?

Khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Như vậy, thẩm quyền ra lệnh khám xét được trao rộng cho người tiến hành tố tụng của cả 3 cơ quan: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm