Có nên nhận hỗ trợ 3,63 triệu 1 tháng với sinh viên sư phạm

bởi Luật Sư X
Có nên nhận hỗ trợ 3,63 triệu 1 tháng với sinh viên sư phạm

Bài viết này sẽ giúp các bạn sinh viên, tân sinh viên ngành sư phạm có cái nhìn rõ ràng hơn về ưu nhược điểm khi đăng ký chính sách nhận 3,63 triệu sinh hoạt phí hàng tháng.

https://www.youtube.com/watch?v=fSxUYDD4qf8

Căn cứ pháp lý: 

  • Nghị định 116/2020/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Trong thời gian gần đây, ngành giáo dục luôn bị đặt trước thách thức về chất lượng đào tạo nguồn cung giáo viên cho xã hội. Mặt khác, những tân sinh viên cũng đã không lựa chọn ngành giáo dục trở thành ưu tiên hàng đầu vì những chế độ đãi ngộ và môi trường làm việc. Vì vậy, Nghị định 116/2020 ra đời giúp ngành giáo dục trở nên cuốn hút hơn trong mắt những sinh viên đã, đang và sẽ theo học bằng chính sách hỗ trợ chi phí sinh hoạt và học phí.

Theo đó, điểm nổi bật của thông tư này là sẽ hỗ trợ chi phí cho những sinh viên đang theo học ngành sư phạm với thông tin như sau:

Mức hỗ trợ hàng tháng:

Hàng tháng thì sinh viên sư phạm sẽ được hỗ trợ học phí và chi phí sinh hoạt tối đa 10 tháng trong 1 năm xuyên suốt quá trình học tập:

Điều 4. Mức hỗ trợ và thời gian hỗ trợ
1. Mức hỗ trợ:
a) Sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học;
b) Sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.
2. Thời gian hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt được xác định theo số tháng thực tế học tập tại trường theo quy định, nhưng không quá 10 tháng/năm học. Trong trường hợp tổ chức giảng dạy theo học chế tín chỉ, cơ sở đào tạo giáo viên có thể quy đổi mức hỗ trợ cho phù hợp với học chế tín chỉ. Tổng kinh phí hỗ trợ của cả khóa học theo học chế tín chỉ không vượt quá mức hỗ trợ quy định cho khóa học theo năm học.

Tham khảo bài viết: Làm bao lâu thì được tăng lương?

Đối tượng được hỗ trợ học phí:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên học các ngành đào tạo giáo viên tại các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng được phép đào tạo giáo viên (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo giáo viên) thực hiện theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu và đào tạo theo nhu cầu xã hội.
2. Nghị định này áp dụng đối với:
a) Sinh viên học trình độ đại học, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên theo hình thức đào tạo chính quy, liên thông chính quy và sinh viên học văn bằng thứ 2 theo hình thức đào tạo chính quy trình độ đại học, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên có kết quả học lực văn bằng thứ 1 đạt loại giỏi (sau đây gọi chung là sinh viên sư phạm).
b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) hoặc cơ quan trực thuộc được ủy quyền giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo sinh viên sư phạm (sau đây gọi chung là cơ quan giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu); các cơ sở đào tạo giáo viên và các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đào tạo.
3. Nghị định này không áp dụng đối với giáo viên được cử đi đào tạo, bồi dưỡng để nâng trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.

Phương thức đào tạo

Hiện nay, phương thức đào tạo chính là theo nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên chính sách này gặp nhiều hạn chế khi gặp tình trạng nguồn cung nhiều hơn nhu cầu. Bằng văn bản này, việc đào tạo sinh viên sư phạm cũng được siết chặt hơn theo hướng là tinh giảm số lượng và tăng chất lượng bằng các hình thức đào tạo như sau:

a) Thực hiện giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên cho cơ sở đào tạo giáo viên trực thuộc: Hàng năm, trước ngày 30/10 thì UBND cấp tỉnh tập hợp danh sách về số lượng chỉ tiêu giáo viên thừa thiếu và nhu cầu trong tương lai. Bộ giáo dục thống kê và giao nhiệm vụ tới những cơ sở giáo dục trực thuộc để tuyển sinh và đào tạo.
b) Đặt hàng đào tạo giáo viên cho cơ sở đào tạo giáo viên: Những tỉnh hoặc đơn vị sử dụng giáo viên có thể đặt hàng đào tạo và đưa ra các tiêu chí đối với các cơ sở giáo dục đồng thời cam kết tuyển chọn sau khi hoàn tất chương trình.
c) Đấu thầu lựa chọn cơ sở đào tạo giáo viên cung cấp dịch vụ đào tạo giáo viên: Dựa trên mong muốn của tỉnh khi lựa chọn được những cơ sở đào tạo uy tín để gửi gắm nguồn nhân lực.

Ràng buộc khi đăng ký nhận hỗ trợ sinh hoạt phí

Sinh viên sư phạm sẽ được đăng ký nhận hỗ trợ sinh hoạt phí và học phí, tuy nhiên khi nhận khoản phí này sẽ đối mặt với những ràng buộc nhất định:

  1. Phải hoàn tất chương trình học: Nếu bỏ ngang hoặc bị đình chỉ sẽ buộc hoàn trả lại chi phí nhà nước đã bỏ ra;
  2. Phải làm việc tại đơn vị công lập giáo dục trong thời gian tối thiểu là 2 lần thời gian đào tạo (ví dụ đào tạo 40 tháng sẽ phải làm việc tối thiểu 80 tháng);

Tham khảo bài viết: Dịch vụ Review hợp đồng lao động

Khi bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý. Hãy gọi cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

Bồi hoàn kinh phí khi vi phạm

Trong trường hợp không tuân thủ thời gian học hay không thực hiện làm việc trong cơ quan được phân công sẽ phải bồi hoàn kinh phí cho nhà nước theo công thức:

Điều 8. Chi phí bồi hoàn và cách tính chi phí bồi hoàn
1. Chi phí bồi hoàn bao gồm kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ cho người học.
2. Sinh viên sư phạm thuộc đối tượng quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 6 của Nghị định này phải bồi hoàn toàn bộ kinh phí đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ.
3. Sinh viên sư phạm thuộc đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 của Nghị định này phải bồi hoàn một phần kinh phí hỗ trợ. Cách tính chi phí bồi hoàn theo công thức sau:
S = (F / T1) x (T1 -T2)
Trong đó:
– S là chi phí bồi hoàn;
– F là khoản học phí và chi phí sinh hoạt được nhà nước hỗ trợ;
– T1 là tổng thời gian làm việc trong ngành giáo dục theo quy định tính bằng số tháng làm tròn;
– T2 là thời gian đã làm việc trong ngành giáo dục được tính bằng số tháng làm tròn.

Ví dụ:

F: Chi phí để đào tạo một giáo viên khoảng 400 triệu.

T1: Thời gian yêu cầu làm việc là 80 tháng

T2: Chỉ làm việc được 10 tháng

Chi phí bồi hoàn sẽ là = (400 : 80) x (80 – 10) = 350 triệu.

Nếu không thực hiện bồi hoàn sẽ phải chịu trách nhiệm và bị khởi kiện dân sự.

Tham khảo bài viết: Mức lương tối thiểu vùng là bao nhiêu?

1.9/5 - (7 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm