Theo quy định của Bộ Luật hình sự Việt Nam, cố ý thực hiện các hành vi nhằm tước đoạt mạng sống của người khác đều bị coi là phạm tội. Theo quy định, tùy thuộc vào ý chí của người phạm tội lúc gây ra thiệt hại để xác định các hình phạt phù hợp. Sự phát triển của công nghệ máy móc ngày càng nhiều dẫn đến việc con người sử dụng các công cụ hiện đại để thực hiện hành vi của mình. Để tìm hiểu về hình phạt đối với việc “cố ý đâm người khác bằng ô tô bị tội gì, mời bạn đọc theo dõi bài viết của Luật sư X dưới đây.
Căn cứ
- Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Nội dung
1. Cố ý phạm tội là gì?
heo quy định tại Điều 10 Bộ luật hình sự 2015 quy định như sau:
Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Như vậy, khi người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và mong muốn cho hậu quả xảy ra. Việc cố ý được xem như một tình tiết tăng nặng tình phạt cho người phạm tội.
2. Yếu tố cấu thành tội phạm
Có 4 yếu tố cấu thành tội phạm, gồm:
Thứ nhất: Mặt khách quan của tội phạm. Hành vi khạc quan của tội cố ý gây thương tích nhằm tước đoạt mặng sống của người khác là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Người cố ý phạm tội nhận thức được hành vi của mình là trái với quy định của pháp luật và mong muốn hậu quả đó xảy ra. Công cụ để thực hiện là nguồn nguy hiểm cao độ.
Thứ hai: Chủ thể của tội phạm, là người đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác.
Thứ ba: Khách thể của tội phạm chính là quyền được pháp luật bảo vệ về sức khỏe, tính mạng.
Thứ tư: Mặt chủ quan. Người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra, thực hiện hành vi với lỗi cố ý.
Như vậy, dựa trên những dấu hiệu được nêu trên để xác định mức độ phạm tội của tội phạm gây ra cho người khác. Tùy thuộc vào ý chí, mức độ thiệt hại mà người phạm tội mong muốn nạn nhân phải chịu thì sẽ áp dụng các hình phạt khác nhau.
Thứ nhất: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác theo quy định tại khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
Tùy thuộc vào thương tích của người bị hại nặng hay nhẹ thì việc áp dụng hình phạt sẽ có sự thay đổi dành cho tội phạm. Căn cứ vào ý chí, mức độ vi phạm theo đó pháp luật sẽ áp dụng các hình thức tăng nặng hay giảm nhẹ cho người phạm tội.
Thứ hai: Tội giết người (quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự 2015)
Cũng giống như tội cố ý gây thương tích, tùy thuộc vò mức độ thiệt hại mà người phạm tội muốn gây ra, theo đó pháp luật mới căn cứ để áp dụng các hình phạt cũng như tội danh cho người phạm tội.
Như vậy, có thể thấy rằng, để xác định việc cố ý đâm người khác bằng ô tô bị phạm tội gì, cần phải xem xét mức độ mà người thực hiện hành vi muốn xảy ra, chẳng hạn như muốn gây thương tích cho người đó và mức độ thương tật theo quy định thì hình phạt sẽ khác so với việc muốn tước đoạt sinh mạng của người khác, cố ý dùng xe (nguồn nguy hiểm cao độ gây ra) để giết người thì mức hình phạt sẽ cao hơn. Từ đó, căn cứ vào hành vi, mức độ mới có thể xác định thiệt hại và áp dụng hình phạt cho người phạm tội.
Mong bài viết hữu ích cho các bạn!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư Hình sự tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833.102.102