Cưỡng bức thân thể là gì?

bởi PhamThanhThuy
Cưỡng bức thân thể là gì theo quy định mới

Chào Luật sư, tôi có đọc báo thấy có một vụ án người đó phạm tội vì bị đe dọa, cưỡng bức thân thể. Vậy cưỡng bức thân thể là gì theo quy định mới? Tôi cũng có tìm hiểu nhưng chưa thấy Luật quy định như thế nào là cưỡng bức thân thể. Đặc biệt là người phạm tội trong tình trạng bị cưỡng bức thân thể thì có phải gánh chịu trách nhiệm hình sự hay không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi với. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cưỡng bức là dùng sức mạnh bắt phải làm; còn đe dọa là dọa nạt, làm cho sợ. Cưỡng bức và đe dọa khác nhau về mức độ, nhưng đều là người khác sợ hãi mà phải phạm tội. Khoa học luật hình sự coi trường hợp đe dọa là cưỡng bức về mặt tinh thần. Vì vậy, đe dọa thực chất là một trường hợp của cưỡng bức, nhưng mức độ làm cho người khác sợ hãi ít hơn trường hợp bị cưỡng bức về vật chất ( cưỡng bức về thân thể ). Để trả lời câu hỏi của bạn, Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Cưỡng bức thân thể là gì theo quy định pháp luật?

Cưỡng bức về thân thể là trường hợp một người bị bạo lực vật chất tác động ( bị trói; bị giam giữ; bị bịt miệng) khiến họ không hành động được theo ý muốn của mình mặc dù họ biết nếu làm như vậy sẽ gây thiệt hại đến người khác; người bị cưỡng bức về thân thể không phải chịu trách nhiệm hình sự vì họ không có lỗi. Người có hành vi cưỡng bức sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm hình sự về tội phạm mà người bị cưỡng bức gây ra. Ví dụ một người mẹ không cho con bú để đứa con mới đẻ bị chết chỉ vì người mẹ này bị giam giữ không được tiếp xúc với con mình.

Cưỡng bức thân thể là gì theo quy định pháp luật
Cưỡng bức thân thể là gì theo quy định mới

So sánh cưỡng bức thân thể và cưỡng bức tinh thần

Cưỡng bức về tinh thần là trường hợp một người bị đe dọa uy hiếp gây thiệt hại đến tính mạng; sức khỏe; tài sản hoặc những lợi ích khác. Người bị cưỡng bức vì sợ bị thiệt hại nên đã hành động hoặc không hành động gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

Nếu người bị cưỡng bức hoàn toàn bị tê liệt về ý chí; không còn cách nào khác; buộc phải hành động theo ý muốn của kẻ cưỡng bức thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Ví dụ một tên tội phạm dùng súng uy hiếp một người mẹ phải bóp cổ cho đứa con chết để tránh sự truy tìm của nhà chức trách. Nếu sự cưỡng bức chưa tới mức làm cho người bị cưỡng bức tê liệt ý chí thì người bị cưỡng bức phải chịu trách nhiệm hình sự; nhưng được coi là phạm tội vì do người khác đe dọa; cưỡng bức.
 
 – Trong trường hợp người bị cưỡng bức; theo pháp luật có nghĩa vụ phải bảo vệ tính mạng; sức khỏe của công dân thì sự cưỡng bức về tinh thần ở mức độ nào cũng không loại trừ trách nhiệm hình sự và hành vi phạm tội của họ cũng không được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
 
– Mức độ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của tình tiết này phụ thuộc vào tính chất; mức độ nguy hiểm của thủ đoạn đe dọa; cưỡng bức; thái độ của người bị đe dọa; bị cưỡng bức.

Người bị cưỡng bức thân thể khi phạm tội có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hay không?

Người bị cưỡng bức thân thể vẫn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về xử sự gây ra thiệt hại cho xã hội. Căn cứ vào điểm k khoản 1 Điều 51 BLHS 2015 thì “Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức” chỉ  được xem là tình tiết giảm nhẹ TNHS.

Cơ sở pháp lý: điểm k Khoản 1 Điều 51 BLHS 2015

Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa; bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;

Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy bị phạt tù từ bao nhiêu năm?

Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy được quy định như sau:

Có thể thấy, mức phạt dành cho tội trên được chia làm 4 khung:

Thứ nhất, bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Thứ hai, bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm

Thứ ba, bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm

Thứ tư, bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân.

Mức phạt tù cao nhất dành cho tội này là 20 năm. Tùy theo hành vi cụ thể mà mức phạt sẽ thay đổi trong từng vụ án.

Cưỡng bức thân thể là gì theo quy định mới
Cưỡng bức thân thể là gì theo quy định mới

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Cưỡng bức thân thể là gì theo quy định mới?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục thành lập công ty ở việt nam; cách tra cứu quy hoạch xây dựng, đăng ký bảo vệ thương hiệu, đăng ký bảo hộ logo độc quyền hoặc công văn xin tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự, luật bay flycam của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Hành vi cưỡng bức trẻ em 12 tuổi sử dụng trái phép chất ma tuý thì bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại điều 257; phạt tù từ 15 năm đến 20 năm khi phạm tội cưỡng ép người khác sử dụng ma tuý mà người đó dưới 13 tuổi.
Do đó, hành vi cưỡng ép trẻ em 12 tuổi sử dụng trái phép chất ma tuý có thể bị phạt tù từ 15 đến 20 năm.

Thế nào là hành vi cưỡng bức sử dụng ma tuý trái phép?

Theo quy định tại điều 257 Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2017, hành vi cưỡng bức sử dụng ma tuý trái phép được hiểu là hành vi dùng vũ lực; đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác để họ sử dụng ma tuý trái với ý muốn của họ

Cưỡng bức lao động bị xử lý như thế nào?

Điều 297 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội cưỡng bức lao động như sau:
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong những trường hợp:
Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

3.7/5 - (3 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm