Đăng ký nhãn hiệu độc quyền ở đâu theo quy định

bởi Hương Giang
Đăng ký nhãn hiệu độc quyền ở đâu

Đăng ký nhãn hiệu độc quyền là giải pháp mà hầu hết các doanh nghiệp đều lựa chọn nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp gặp khó khăn và vướng mắc không biết Đăng ký nhãn hiệu độc quyền ở đâu theo quy định? Chi phí đăng ký nhãn hiệu độc quyền là bao nhiêu? Quy định về quyền đăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đền này thông qua bài viết “Đăng ký nhãn hiệu độc quyền ở đâu theo quy định?” cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Quy định về quyền đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Cá nhân hoặc tổ chức có quyền đăng ký nhãn hiệu theo quy định tại Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ (điều này được sửa đổi bổ sung năm 2009) cụ thể: 

1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.

6. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

7. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

Đăng ký nhãn hiệu độc quyền ở đâu theo quy định?

Giải đáp cho câu hỏi: Đăng ký nhãn hiệu độc quyền ở đâu thì căn cứ vào thủ tục đăng ký nhãn hiệu được quy định tại Quyết định 3675/QĐ-BKHCN, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ theo các địa chỉ sau:

Nơi nộpĐịa chỉ
Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. Hà Nội384-386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà NẵngTầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí MinhLầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Có đăng ký nhãn hiệu độc quyền online được không?

Ngoài việc nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền ở đâu, vấn đề được quan tâm nhiều nhất là các hình thức nộp đơn và có thực hiện nộp đơn online được không? Theo Quyết định 3675 nêu trên, tổ chức, cá nhân có thể nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu theo 02 cách thức:

Cách 1: Nộp trực tiếp tại Bộ phận một cửa Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại một trong hai thành phố là TP. Hồ Chí Minh hoặc TP. Đà Nẵng. Sau khi nộp xong hồ sơ, tổ chức, cá nhân tiến hành nộp phí tại bộ phận thu phí.

Cách 2: Nộp hồ sơ bằng cách gửi qua đường bưu điện. Tổ chức, cá nhân có thể nộp phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ.

Như vậy, hiện nay có hai cách nộp như trên mà không nộp online được. Tuy nhiên, thực tế, bên đại diện sở hữu trí tuệ có thể nộp online thông qua chứng thư số và chữ ký số.

Đăng ký nhãn hiệu độc quyền ở đâu
Đăng ký nhãn hiệu độc quyền ở đâu

Chi phí đăng ký nhãn hiệu độc quyền là bao nhiêu?

Bên cạnh việc nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền ở đâu, nhiều doanh nghiệp cũng thắc mắc vấn đề chi phí đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Theo đó, Chi phí được tính căn cứ vào sản phẩm/dịch vụ mà nhãn hiệu muốn độc quyền và sẽ được tính theo nguyên tắc sau:

(i) 1 đơn đăng ký với 1 nhóm sản phẩm/dịch vụ (tối đa 6 sản phẩm/dịch vụ trong nhóm)

(ii) Nhóm sản phẩm/dịch vụ tăng thêm trong cùng đơn đăng ký (tối đa 6 sản phẩm/dịch vụ trong nhóm)

(iii) Sản phẩm/dịch vụ tăng thêm

Để Quý khách hàng nắm rõ chi tiết hơn về chi phí đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam, chúng tôi xin đưa ra đây bảng chi phí đăng ký thương hiệu để Quý khách hàng tham khảo.

Bảng phí chi tiết đăng ký nhãn hiệu độc quyền:

STTCác khoản phí, lệ phí đăng ký thương hiệuLệ phí (đồng)
01Lệ phí nộp đơn (cho mỗi nhóm đến 6 sản phẩm, dịch vụ)180.000 
Nếu đơn đăng ký thương hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi 30.000
02Lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên cho mỗi đơn (nếu có yêu cầu)600.000
03Phí thẩm định nội dung (cho mỗi nhóm đến 6 sản phẩm, dịch vụ)300.000
– Nếu đơn đăng ký thương hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi60.000
04Phí tra cứu thông tin (cho mỗi nhóm đến 6 sản phẩm, dịch vụ)60.000
 – Nếu đơn đăng ký thương hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi24.000
05Lệ phí công bố đơn120.000
06Lệ phí đăng bạ Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu120.000
07 Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu120.000
08Lệ phí công bố Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu120.000

 

Chi tiết cụ thể chi phí nộp đơn đăng ký thương hiệu như sau:

(i) Chi phí cho việc tra cứu khả năng đăng ký trước khi nộp đơn đăng ký: 500.000 VND/01 nhãn hiệu/01 nhóm

(ii) Chi phí cho việc nộp đơn đăng ký thương hiệu: 1.000.000 VND01 nhãn hiệu/01 nhóm

(iii) Chi phí cho viêc cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu: 360.000 VND/01 nhãn hiệu/01 nhóm

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn về “Đăng ký nhãn hiệu độc quyền ở đâu theo quy định?”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai, đổi tên bố trong giấy khai sinh… thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư X:  0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Nhãn hiệu và thương hiệu có khác nhau không?

Thương hiệu (brands) theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức. Còn nhãn hiệu (marks) theo định nghĩa tại Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Về bản chất hai khái niệm này là khác nhau, tuy nhiên trên thực tế chúng thường được dùng được thay thế cho nhau. 

Ai có thể đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam?

Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam;
Cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài. (Đối với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài muốn đăng ký thương hiệu tại Việt Nam buộc phải tiến hành nộp đơn đăng ký thông qua các công ty đại diện Sở hữu trí tuệ

Có những hình thức đăng ký nhãn hiệu độc quyền nào?

Hiện tại, quý khách hàng có thể lựa chọn một trong hai hình thức đăng ký thương hiệu độc quyền sau:
– Tự chuẩn bị hồ sơ và nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ
– Thuê dịch vụ đăng ký độc quyền thương hiệu

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm