Đăng ký nhãn hiệu trùng tên có vi phạm pháp luật?

bởi MinhThu
Đăng ký nhãn hiệu trùng tên có vi phạm pháp luật?

Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, việc sao chép nhãn hiệu hoặc làm hàng giả, hàng nhái diễn ra tràn lan. Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến những doanh nghiệp tạo dựng và cung cấp các sản phẩm chất lượng ra thị trường. Do đó, để được pháp luật bảo hộ với tư cách là nhãn hiệu thì trước hết nhãn hiệu đó phải đảm bảo những điều kiện nhất định. Việc đăng ký nhãn hiệu trùng tên có vi phạm phát luật hay không thì bài viết sau đây Luật sư X xin chia sẻ với các bạn quy định pháp luật về nhãn hiệu trong Luật sở hữu trí tuệ như sau:

Chào luật sư, xin hỏi: Tôi muốn đăng ký một nhãn hiệu cho cơ sở kinh doanh của mình là Điện máy xanh nhưng bị trùng tên với một cơ sở đăng ký khác, nhưng là nhóm sản phẩm khác nhau.  Sau này, cơ sở kinh doanh của tôi phát triển được nhiều người biết đến, rồi bị chủ sở hữu bên kia kiện. Vậy Thưa luật sư trong trường hợp này tôi có bị vi phạm pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ hay không?  Cảm ơn luật sư!

Căn cứ pháp luật

  • Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2009)

Nội dung tư vấn

Nhãn hiệu là gì?

Căn cứ Khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành quy định về nhãn hiệu như sau:

16. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Từ quy định nêu trên, có thể thấy rằng, chức năng chủ yếu của nhãn hiệu đó là giúp cho khách hàng nhận ra sản phẩm của một cá nhân, doanh nghiệp cụ thể, cung cấp ra chúng nhằm để phân biệt với các hàng hóa dịch vụ của một cá nhân, doanh nghiệp khác cung cấp. Để từ đó, khách hàng có thể tiếp tục lựa chọn và mua lại các sản phẩm, dịch vụ đó trong tương lai. Với chức năng này, có thể thấy nhãn hiệu còn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc triển khai các chương trình quảng cáo, marketing của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp dễ dàng khẳng định vị thể và in sâu vào tiềm thức người tiêu dùng với sản phẩm chất lượng họ cung cấp. Mặt khác, nhãn hiệu còn thúc đẩy ngược trở lại các chủ thể sản xuất ra nó, thôi thúc họ phải không ngừng nỗ lực cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để xứng đáng với kỳ vọng của người tiêu dùng.

Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, việc sao chép nhãn hiệu hoặc làm hàng giả, hàng nhái diễn ra tràn lan. Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến những doanh nghiệp tạo dựng và cung cấp các sản phẩm chất lượng ra thị trường. Do đó, để được pháp luật bảo hộ với tư cách là nhãn hiệu thì trước hết nhãn hiệu đó phải đảm bảo những điều kiện nhất định.

Trên thế giới có rất nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất, kinh doanh 1 loại sản phẩm ví dụ như:

Sản xuất mì tôm: Hảo hảo, Omachi, Kokomi

Sản xuất điện thoại: Oppo, Samsung, Nokia,…

Bảo hộ nhãn hiệu ngày càng có vai trò quan trong thời bối cảnh nền kinh tế phát triển và hội nhập sâu rộng như hiện nay. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Vậy đăng ký nhãn hiệu trùng tên có  phạm pháp luật hay không? Có đăng ký được không?

Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định như sau:

Căn cứ Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ quy định như sau:

Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.

Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Như vậy, để được bảo hộ đối với nhãn hiệu cần phải hội tụ đủ 2 yếu tố. Thứ nhất đó là nhãn hiệu có thể được nhìn thấy được thông qua các dấu hiệu chữ cái, từ, ngữ, hình vé, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc kết hợp các yếu tố chữ cái, từ ngữ và các dấu hiệu hình, được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc. Yếu tố màu sắc cũng là yếu tố quan trọng, không thể thiếu đối với nhãn hiệu hàng hóa bởi ưu điểm gây ấn tượng đối với thị giác con người, qua đó nó giúp cho nhãn hiệu thực hiện được chức năng phân biệt của mình.

Tuy nhiên, Luật sở hữu trí tuệ cũng quy định các dấu hiệu bị loại trừ khi xem xét để cấp văn bằng bảo hộ tại Điều 73 như sau:

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước.

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép.

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài.

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận.

Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.

Thứ hai là về khả năng phân biệt. Vậy khả năng phân biệt của nhãn hiệu là gì? Pháp luật quy định rằng Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ. Bên cạnh đó tại Khoản 2 Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ quy định về một số trường hợp bị cho là không có khả năng phân biệt, bao gồm:

a) Hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu;

b) Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến;

c) Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;

d) Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;

đ) Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật này;

e) Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

g) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên;

h) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm, trừ trường hợp hiệu lực bị chấm dứt vì lý do nhãn hiệu không được sử dụng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 của Luật này;

i) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng;

k) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;

l) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hóa;

m) Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh nếu dấu hiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó;

n) Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu.

Đăng ký nhãn hiệu trùng tên có vi phạm pháp luật hay không?

Trên đây là những điều kiện để nhãn hiệu có hiệu lực. Việc đăng ký nhãn hiệu trùng tên không bị vi phạm pháp luật. Trên thực tế, các cơ sở doanh nghiệp vẫn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu mặc dù biết là bị trùng tên với cơ sở doanh nghiệp khác, nhưng việc các đơn đó có được chấp thuận hay không thì phải xem xét các điều kiện đã được phân tích như trên. Tuy nhiên, có một số trường hợp kể cả không được trùng hoặc tương tự với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trước đó nhưng cũng không được bảo hộ đó là “Nhãn hiệu nổi tiếng”. Vì nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam, việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng. .Vì vậy khuyến cáo không nên đăng ký nhãn trùng tên, bởi hầu hết các nhãn hiệu trùng tên  sẽ không được bảo hộ.

Trong trường hợp khác như 1 Công ty A đã sử dụng dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của Công ty B . Công ty  vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 99/2013/NĐ-CP, cụ thể Khoản 15 Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp quy định:

“…15. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại trên biển hiệu, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, bao bì hàng hóa…”

Xem thêm: Tại sao công ty phải khăc con dấu

Hi vọng rằng nội dung Luật sư tư vấn sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ hành chính:  0833 102 102

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h2″ question-0=”Thẩm quyền quyết định quyết định số lượng, nội dung, hình thức con dấu” answer-0=”Chủ doanh nghiệp có quyền tự quyết định về số lượng, hình thức và nội dung của con dấu. Trong đó những người có thẩm quyền quyết định về hình thức, nội dung và số lượng con dấu trong từng loại hình doanh nghiệp được quy định như sau: • Chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân • Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh • Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn • Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần ” image-0=”” headline-1=”h2″ question-1=” Thủ tục thông báo mẫu dấu” answer-1=”Theo Điều 44 luật doanh nghiệp 2014 và Điều 34 Nghị định 78/2015/NĐ-CP có quy định về thủ tục thông báo mẫu dấu. Theo đó, trước khi sử dụng, thay đổi, hủy mẫu con dấu, thay đổi số lượng con dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện đặt trụ sở để đăng tải thông báo về mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Nội dung thông báo mẫu dấu gồm những thông tin sau: Tên, mã số, địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp hoặc chi nhánh hoặc văn phòng đại diện; Số lượng con dấu, mẫu con dấu, thời điểm có hiệu lực của mẫu con dấu Như vậy, sau khi hoàn thiện thủ tục đăng kí kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh, Doanh nghiệp phải thực hiện gửi thông báo mẫu dẫu để đăng tải mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Nội dung thông báo phải bao gồm Tên, mã số, địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp hoặc chi nhánh hoặc văn phòng đại diện và Số lượng con dấu, mẫu con dấu, thời điểm có hiệu lực của mẫu con dấu. ” image-1=”” headline-2=”h2″ question-2=”” answer-2=”” image-2=”” count=”3″ html=”true” css_class=””]

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm