Xin chào LSX, tôi có câu hỏi như sau mong được Luật sư giúp đỡ: Anh trai tôi là đảng viên đang sinh hoạt đảng tại thành phố Hạ Long. Vừa qua, anh trai tôi bị cơ quan chức năng bắt quả tang khi đang đánh bạc và tổng số tiền trên chiếu bạc là 10 triệu. Hiện nay, anh trai tôi đang bị tạm giữ. Tôi xin hỏi rằng, nếu anh trai tôi bị khởi tố vụ án hình sự về tội đánh bạc như vậy thì có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không? Tôi cảm ơn Luật sư!
Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho LSX. Đối với vấn đề “Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?”, Luật sư X tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
- Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011
- Quyết định số: 22/QĐ-TW
Nhiệm vụ của đảng viên
Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam (gọi tắt là đảng viên) là những người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm và được kết nạp vào Đảng theo điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Khi được kết nạp Đảng và trở thành đảng viên, cá nhân phải thực hiện nhiệm vụ của Đảng viên theo quy định tại Điều 2 Điều lệ Đảng Cộng sản 2011 như sau:
– Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.
– Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm.
– Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
– Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định.
Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?
Khởi tố là việc cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố hành vi có dấu hiệu tội phạm (khởi tố vụ án hình sự) hoặc khởi tố người hoặc pháp nhân khi có căn cứ cho rằng họ thực hiện hành vi phạm tội (khởi tố bị can). Khi đảng viên khởi tố vụ án hình sự, tức là, họ đã bị cơ quan có thẩm quyền buộc tội. Điều này đồng nghĩa với việc đảng viên đã không thực hiện tròn nhiệm vụ của mình theo Điều lệ Đảng Cộng sản 2011. Vậy, theo quy định hiện hành, đảng viên bị khởi tố có thuộc trường hợp bị đình chỉ sinh hoạt đảng không? Luật sư X trả lời như sau:
Điều 28 Quyết định 22/QĐ-TW quy định về việc đình chỉ sinh hoạt đảng như sau:
“1. Việc đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên, đình chỉ sinh hoạt cấp ủy của cấp ủy viên, đình chỉ hoạt động của tổ chức đảng nhằm ngăn chặn hành vi gây trở ngại cho việc xem xét, kết luận của tổ chức đảng có thẩm quyền hoặc hành vi làm cho vi phạm trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Đảng viên, cấp ủy viên có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng mà có hành vi cố ý gây trở ngại cho hoạt động của cấp ủy và công tác kiểm tra của Đảng hoặc bị cơ quan pháp luật có thẩm quyền ra quyết định truy tố, tạm giam thì phải đình chỉ sinh hoạt đảng; cấp ủy viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng đương nhiên bị đình chỉ sinh hoạt cấp ủy; cấp ủy viên bị khởi tố thì phải đình chỉ sinh hoạt cấp ủy nhưng vẫn được sinh hoạt đảng.
3. Tổ chức đảng có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng mà có hành vi cụ thể cố ý gây trở ngại cho hoạt động của tổ chức đảng, cho công tác lãnh đạo và kiểm tra của Đảng thì đình chỉ hoạt động.”
Như vậy, nếu đảng viên bị khởi tố nhưng không bị áp dụng biện pháp tạm giam thì không bị đình chỉ sinh hoạt đảng.
Thẩm quyền đình chỉ sinh hoạt đảng đối với đảng viên?
Theo quy định tại Điều lệ Đảng cộng sản 2011, đảng viên có nhiệm vụ sinh hoạt đảng và đóng đảng phí theo quy định. Khi thuộc một trong những trường hợp phải đình chỉ sinh hoạt đảng đối với đảng viên, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền sẽ ra quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 29 Quyết định 22/QĐ-TW thì thẩm quyền đình chỉ sinh hoạt đảng đối với đảng viên thuộc về tổ chức đảng và Ủy ban kiểm tra. Cụ thể như sau:
“2.1. Tổ chức đảng quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên là tổ chức đảng có thẩm quyền khai trừ đối với đảng viên đó.
2.2. Ủy ban kiểm tra từ cấp huyện, quận và tương đương trở lên được quyền quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng của cấp ủy viên cấp dưới trực tiếp và đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy cùng cấp quản lý (ở Trung ương là Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý) nhưng không phải là cấp ủy viên cùng cấp khi bị tạm giam, truy tố; quyết định đình chỉ sinh hoạt cấp ủy viên cấp dưới trực tiếp khi bị khởi tố.”
Trình tự, thủ tục đình chỉ sinh hoạt đảng đối với đảng viên
Khi bị đình chỉ sinh hoạt đảng, đảng viên sẽ bị tạm ngừng các hoạt động chính trị và các hoạt động liên quan trong chi bộ Đảng. Để đảm bảo quyền lợi của đảng viên cũng như tạo sự minh bạch trong các hoạt động của đảng nói chung và quá trình đình chỉ sinh hoạt đảng đối với đảng viên nói riêng, thủ tục đình chỉ sinh hoạt đảng đối với đảng viên phải được thực hiện theo trình tự được quy định tại Điều 30 Quyết định 22/QĐ-TW như sau:
1. Trường hợp đặc biệt, đối với những vụ việc đang trong quá trình điều tra, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán nhận thấy đảng viên có dấu hiệu liên quan đến trách nhiệm cá nhân hoặc có những dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng, nếu để đương chức sẽ gây trở ngại cho việc xem xét, kết luận, thì ngoài việc đã đình chỉ sinh hoạt đảng hoặc đình chỉ sinh hoạt cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền quyết định đình chỉ chức vụ trong Đảng mà đảng viên đó đang đảm nhiệm; đồng thời, giao trách nhiệm cho ban cán sự đảng, đảng đoàn hoặc cấp ủy quản lý đảng viên đó chỉ đạo tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị – xã hội quyết định đình chỉ chức vụ về chính quyền, đoàn thể theo thẩm quyền.
2. Sau khi kết thúc điều tra, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán nếu đảng viên đó vi phạm pháp luật thì xử lý theo quy định của pháp luật; đồng thời phải xem xét, thi hành kỷ luật về đảng. Nếu đảng viên đó không vi phạm hoặc vi phạm không đến mức cách chức thì khôi phục lại chức vụ đã đình chỉ hoặc bố trí công tác khác.
3. Trường hợp tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị – xã hội đình chỉ chức vụ về chính quyền, đoàn thể đối với đảng viên thì thủ trưởng hoặc cấp ủy, tổ chức đảng trong cơ quan của đảng viên đó phải kịp thời thông báo (chậm nhất là 5 ngày) cho ủy ban kiểm tra cùng cấp để đề nghị tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, quyết định việc đình chỉ sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấp ủy hoặc đình chỉ chức vụ về đảng mà đảng viên đó đang đảm nhiệm.
4. Trong thời gian đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng, chức vụ; cấp ủy viên bị đình chỉ sinh hoạt cấp ủy, tổ chức đảng bị đình chỉ hoạt động phải chấp hành nghiêm các yêu cầu của tổ chức đảng có thẩm quyền (tường trình sự việc, tự kiểm điểm về những vi phạm, thực hiện các nhiệm vụ được giao,…); được đề đạt ý kiến của mình nhưng không được lấy danh nghĩa tổ chức đảng hoặc danh nghĩa cấp ủy viên, danh nghĩa chức vụ đã bị đình chỉ để điều hành công việc.
5. Ủy ban kiểm tra của cấp ủy kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện việc đình chỉ sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấp ủy, đình chỉ hoạt động của tổ chức đảng thuộc phạm vi quản lý của cấp ủy cùng cấp; giúp cấp ủy làm các thủ tục đình chỉ sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấp ủy, đình chỉ hoạt động của tổ chức đảng theo đúng quy định.
Mời bạn xem thêm:
- xếp loại đảng viên nghỉ thai sản như thế nào?
- chế độ chính sách đối với đảng viên 50 năm tuổi đảng thế nào?
- mẫu báo cáo thành tích cá nhân đảng viên
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, LSX sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt Đảng không? đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. LSX luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về Đổi tên căn cước công dân vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp:
Các hình thức kỷ luật của Đảng hiện nay được chia thành 03 nhóm, cụ thể tại Điều 10 Quyết định 22/QĐ-TW như sau:
“1. Đối với tổ chức đảng: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán.
2. Đối với đảng viên chính thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ.
3. Đối với đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.”
Thời hạn đình chỉ sinh hoạt đảng được quy định tại Điều 31 Quyết định 22/QĐ-TW như sau:
“1. Thời hạn đình chỉ sinh hoạt đảng và đình chỉ sinh hoạt cấp ủy là 90 ngày. Trường hợp phải gia hạn thì thời hạn đình chỉ kể cả gia hạn không quá 180 ngày. Thời hạn đình chỉ hoạt động đối với tổ chức đảng không quá 90 ngày.
2. Thời hạn đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên (kể cả cấp ủy viên) bị truy tố, bị tạm giam và thời hạn đình chỉ sinh hoạt cấp ủy của cấp ủy viên bị khởi tố được tính theo thời hạn quy định của pháp luật (kể cả gia hạn, nếu có).”
Ngoài ra, thủ trưởng của cơ quan pháp luật có thẩm quyền quyết định khởi tố, tạm giam, truy tố, xét xử đối với công dân là đảng viên, cấp ủy viên phải chỉ đạo thông báo ngay bằng văn bản (chậm nhất là 3 ngày) các quyết định trên (kể cả khi gia hạn) đến cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra của cấp ủy quản lý đảng viên, cấp ủy viên đó.