Đánh ghen và lột đồ có vi phạm pháp luật không?

bởi NguyenThiUyen
Mặt chủ quan của vi phạm pl gồm những yếu tố nào?

Hiện nay, một trong nhiều vấn đề gây nhức nhối cho xã hội và việc một cá thể không chung thủy. Hay có hành vi ngoại tình khi đang trong một mối quan hệ hoặc đang có gia đình. Việc đánh ghen xảy ra ngày càng nhiều. Và hiện nay có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này. Một số lượng lớn cho rằng đánh ghen là việc bình thường và người bị đánh đáng phải chịu hành vi này. Tuy nhiên tôi muốn chắc chắn vì đây là vấn đề có thể liên quan đến pháp lý. Vì vậy Luật sư cho tôi hỏi việc đánh ghen và lột đồ có vi phạm pháp luật không? Tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn Quý khách hàng đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Theo như vấn đề Quý khách hàng đưa ra chúng tôi xin phép đưa ra một quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Tại bài viết, chúng tôi sẽ đưa ra các vấn đề liên quan đến việc hành vi đánh ghen và lột đồ có vi phạm pháp luật không? Hay người thực hiện hành vi này có thể phải chịu những thiệt hại như thế nào?

Đánh ghen lột đồ có vi phạm pháp luật không?

Tại khoản 1 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 có quy định. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Theo đó tất cả mọi người được bảo hệ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Đồng thời tại Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác (Điều 134), tội làm nhục người khác (Điều 155).

Từ đó có thể trả lời câu hỏi đánh ghen và lột đồ có vi phạm pháp luật không? Từ đó xác định hành vi đánh ghen và lột đồ là có vi phạm pháp luật. Và người thực hiện hành vi này có thể phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của mình. Đồng thươi người này cũng phải bồi thường thiệt hại với người bị làm nhục hoặc bị đánh.

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác

Căn cứ theo Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Có thể xác định hành vi đánh ghen và lột đồ người khác là vi phạm pháp luật. Và đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác. Hành vi đánh ghen là hành vi vi phạm pháp luật đồng thời cũng đủ điều kiện cấu thành tội phạm này.

Chủ thể của tội phạm

Hành vi của người phạm tội phải thực hiện do lỗi cố ý. Họ nhận thức rõ hành vi đánh ghen (đánh người) là vi phạm pháp luật. Và hành vi này có thể gây ra thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ cho người khác. Và họ mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả thương tích này xảy ra.

Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trên phải có năng lực trách nhiệm hình sự. Đồng thời đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định. Căn cứ Điều 12 về tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Đối với tội cố ý gây thươn thích cho người khác độ tuổi của tội phạm này là: Đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên đã phải chịu trách nhiệm hình sự về tất cả các tội của tội này. Hoặc người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng của tội này.

Khách thể tội phạm

Khách thể tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác là quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe của con người. Quyền này được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ, đòi hỏi các cá nhân và chủ thể khác trong xã hội phải tôn trọng. Và việc người thực hiện hành vi đánh ghen và lột áo của người khác như trên đã vi phạm pháp luật theo như Hiến pháp cũng như Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

Mặt khách quan của tội cố ý gây thương tích

Hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Người thực hiện hành vi nhận thức được sự nguy hiểm và vi phạm pháp luật. Đồng thời mong muốn gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác sẽ xảy ra.

Mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công Xác định mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật dựa vào mức độ tấn công với cường độ mạnh hay yếu cùng với vị trí tấn công trên cơ thể. Nếu cường độ tấn công không mạnh và những vị trí tấn công không xung yếu, không nhằm tước đi sinh mạng của nạn nhân, khi đó ta sẽ không xác định là hành vi giết người mà xác định là hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác.

Hậu quả của tội phạm Hậu quả của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác thể hiện ở tỷ lệ thương tật ( tỷ lệ %) mất sức lao động của nạn nhân.

Mặt chủ quan của tội cố ý gây thương tích

Động cơ thực hiện phạm tội với trường hợp trên là do ghen tuông. Người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trên có thể đang sốc. Hoặc mất bình tĩnh khi nhận được thông tin người yêu, chồng hay vợ mình ngoại tình.

Mục đích phạm tội là gây ra những tổn hại sức khỏe có thể nhìn thấy được về vật chất. Hoặc tổn hại về tinh thần cho nạn nhân. Mặc dù viết hành vi của mình là vi phạm pháp luật.

Tội làm nhục người khác

Với việc người thực hiện hành vi đánh ghen và lột đồ. Cá thể này có thể phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật của mình. Như tội cố ý gây thương tích cho người khác. Tùy vào mức độ người thực hiện hành vi đánh ghen và lột đồ gây ra thiệt hại hay tổn thương tâm lý, danh dự, nhân phẩm cho nạn nhân. Mà người thực hiện hành vi sẽ phải chịu trách nhiệm với các mức phạt khác nhau. Theo đó người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trên có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền. Hoặc phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù theo quy định của pháp luật.

Bồi thường thiệt hại

Với việc người thực hiện hành vi đánh ghen và lột đổ người khác. Ngoài việc xác định người thực hiện hành vi đã vi phạm pháp luật. Và phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm mình phạm phải. Người thực hiện hành vi có thể phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân.

Bồi thường về vật chất

Đới với người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trên. Người này có thể phải bồi thường về vật chất cho nạn nhân như:

Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại vởi hành vi vi phạm pháp luật của người thực hiện tội phạm. Như tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ….

Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế. Nhưng do sức khoẻ bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

Bồi thường về tinh thần

Ngoài việc bồi thường thiệt hại về vật chất. Người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật còn có thể phải bồi thường thiệt hại về tinh thần. Việc bồi thường thiệt hại về tinh thần sẽ do hai bên thỏa thuận với nhau. Theo đó sẽ xác định rõ một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm.

Bạn đọc có thể quan tâm

Người đánh ghen có bị xử phạt không?

Đánh ghen bị xử lý như thế nào

Người đánh ghen có bị xử phạt không?

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là các phân tích về vấn đề liên quan đến việc đánh ghen và lột đồ có vi phạm pháp luật không? Theo đó xác định hành vi trên là có vi phạm pháp luật. Đồng thời người thực hiện hành vi trên có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội cố ý gây thương tích hoặc tổng hại sức khỏe cho người khác, tội làm nhục người khác. Ngoài ra còn phải bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại xảy ra.

Khi Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ liên quan đến vấn đề trên cũng như các vấn đề pháp lý khác. Quý khách hàng có thể gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Năng lực trách nhiệm hình sự là gì?

Năng lực trách nhiệm hình sự là điều kiện cần thiết để xác định yếu tố lỗi của chủ thể thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội.
Chỉ có người có năng lực trách nhiệm hình mới có thể là chủ thể của tội phạm. Đồng thời chỉ khi có năng lực hành vi năng lực. Người thực hiện tội phạm mới phải chịu tội đối với hành vi của mình.

Đánh ghen và lột đồ có vi phạm pháp luật không?

Hành vi đánh ghen và lột đồ người khác là vi phạm pháp luật. Tại Hiến pháp năm 2013 có quy định. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
Theo đó tất cả mọi người được bảo hệ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Đồng thời tại Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác, tội làm nhục người khác.

Người thực hiện hành vi đánh ghen và lột đồ có phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân không?

Đối với hành vi đánh ghen và lột đồ. Người thực hiện hành vi trên có thể phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân. Theo đó người thực hiện hành vi phạm tội có thể bồi thường thiệt hại cả về vật cất và tinh thần.
Theo đó mức bồi thường sẽ do các bên tự thỏa thuận với nhau. Trong trường hợp không thỏa thuận được các bên có thể đưa ra Tòa. Để Tòa xác định mức bồi thường hợp lý.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm