Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

bởi Luật Sư X
Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa
Kinh doanh lữ hành nội địa là ngành kinh doanh được đánh giá là rất có tiềm năng phát triển, khai thác và tận dụng được thế mạnh về du lịch trong nước. Tuy nhiên, vì nhiều yếu tố mà pháp luật quy định kinh doanh lữ hành nội địa là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, do đó để hoạt động hợp pháp các doanh nghiệp buộc phải thực hiện thủ tục xin giấy phép. Đây là thủ tục hành chính đòi hỏi phải có kiến thức pháp lý chuyên sâu cũng như kinh nghiệm xử lý các thủ tục giấy tờ. Do đó, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh, Luật sư X xin hân hạnh giới thiệu Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa uy tín, chất lượn, đảm bảo thành công.

Căn cứ pháp lý: 

  • Luật Du lịch số 09/2017/QH14 (có hiệu lực từ ngày 01/ 01/ 2018)
  • Nghị định số 168/2017/NĐ-CP
  • Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL
  • Thông tư số 33/2018/TT-BTC
  • Các văn bản pháp luật có liên quan khác

Nội dung tư vấn:

I. Quy định về thủ tục xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa theo pháp luật Việt Nam

1. Thế nào là kinh doanh lữ hành nội địa?

Kinh doanh dịch vụ lữ hành được định nghĩa tại khoản 9 Điều 3 Luật Du lịch 2017 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) như sau:

“Điều 3: Giải thích từ ngữ

9. Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch”.

Trên thực tế, có thể hiểu kinh doanh lữ hành nội địa là việc xây dựng, bán và tổ chức chương trình du lịch cho khách du lịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Theo quy định pháp luật, doanh nghiệp lữ hành là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở ổn định, được đăng ký kinh doanh nhằm mục đích lợi nhuận, thông qua việc tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch. Ngoài ra, doanh nghiệp lữ hành nội địa còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm từ các nhà cung cấp du lịch hoặc tiến hành thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.

Là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, do đó pháp luật quy định  để doanh nghiệp kinh doanh lữ hành được hoạt động hợp pháp là doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh. Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa là cơ sở cho các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này. Đồng thời giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa là cơ sở pháp lý giúp doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa hạn chế những rủi ro trong quá trình cung cấp dịch vụ.

2. Điều kiện để cấp phép kinh doanh lữ hành nội địa

Kể từ ngày 01/01/2018, Luật Du lịch 2017 có hiệu lực có tác động rất lớn đối với các công ty kinh doanh lữ hành nội địa. Có thể thấy, điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa đã được quy định định chặt chẽ hơn, bổ sung thêm yêu cầu bắt buộc công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phải ký quỹ khi xin cấp giấy phép.

Theo đó, để xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau: 

Thứ nhất, doanh nghiệp phải được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Ngoài ra, trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp có mã ngành 7912: Điều hành tua du lịch: Kinh doanh lữ hành nội địa

Thứ hai, doanh nghiệp phải ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng. Đây cũng là một điều kiện mới của Luật Du lịch năm 2017 đối với hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa.

Thứ ba, người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.

Cụ thể theo Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL quy định về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành là người giữ một trong các chức danh sau: chủ tịch hội đồng quản trị; chủ tịch hội đồng thành viên; chủ tịch công ty; chủ doanh nghiệp tư nhân; tổng giám đốc; giám đốc hoặc phó giám đốc; trưởng bộ phận kinh doanh dịch vụ lữ hành và có bằng cấp thuộc một trong các chuyên ngành sau:

  • Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
  • Quản trị lữ hành;
  • Điều hành tour du lịch;
  • Marketing du lịch;
  • Du lịch;
  • Du lịch lữ hành;
  • Quản lý và kinh doanh du lịch.

Trường hợp người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa không có các bằng cấp từ cao đẳng các chuyên ngành nêu trên cần học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa gồm các nội dung đào tạo như sau:

  1. Kiến thức cơ sở ngành: hệ thống chính trị Việt Nam; các văn bản pháp luật liên quan đến du lịch; tổng quan du lịch; marketing du lịch; tâm lý khách du lịch và nghệ thuật giao tiếp;
  2. Kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ điều hành du lịch: tổng quan về doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành; thị trường du lịch và sản phẩm du lịch; thiết kế sản phẩm và tính giá chương trình du lịch; khu du lịch, điểm du lịch Việt Nam; nghiệp vụ điều hành du lịch; bán hàng và chăm sóc khách hàng; marketing và truyền thông; thủ tục vận chuyển hàng không nội địa; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phát triển doanh nghiệp;
  3. Thực hành nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.

3. Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh lữ hành

Pháp luật quy định về những giầy tờ, hồ sơ cần thiết để xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa bao gồm:

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa;
  2. Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  3. Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành 
  4. Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;
  5. Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành; hoặc bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải và bản sao có chứng thực chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa. Văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

4. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

Dưới đây, Luật sư X xin giới thiệu về các bước cơ bản để thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh lữ hành. Trên thực tế, thủ tục này còn có thể phát sinh nhiều rắc rối, vấn đề chuyên môn pháp lý khác.

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ theo quy định
  • Bước 2: Nộp 01 bộ hồ sơ đến Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch nơi doanh nghiệp có trụ sở chính.
  • Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa – Thể thao và Du Lịch thẩm định, cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Lưu ý: Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phải làm thủ tục đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Luật Du lịch 2018 có hiệu lực thi hành (ngày 01/01/2018). Sau thời hạn trên, nếu không có giấy phép thì doanh nghiệp không được kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.

Như vậy, đối với các công ty đã có Giấy phép kinh doanh lữ hành được cấp hoặc thông báo hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa trước ngày 01/01/2018 thì chậm nhất đến ngày 31/12/2018 phải làm thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa theo các điều kiện của Luật Du lịch 2018, trường hợp không thực hiện cấp phép theo thời hạn nêu trên coi như doanh nghiệp hoạt động không có giấy phép.

II. Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa của Luật sư X

1. Các bước tư vấn, thực hiện thủ tục xin cấp phép kinh doanh lữ hành nội địa 

Đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa, dựa trên quy định của pháp luật liên quan, Luật sư X xin giới thiệu về quy trình thực hiện dịch vụ xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa của chúng tôi gồm các bước sau:

  • Bước 1: Tư vấn điều kiện đăng ký cấp giấy phép kinh doanh lữ hành;
  • Bước 2: Hướng dẫn khách hàng cung cấp thông tin để hoàn thiện hồ sơ cấp giấy phép;
  • Bước 3: Soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh;
  • Bước 4: Thay mặt doanh nghiệp làm các thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành tại các cơ quan nhà nước;
  • Bước 5: Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong quá trình cấp giấy phép kinh doanh;
  • Bước 6: Chuyển giao lại cho khách hàng giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa hợp pháp;
  • Bước 7: Tư vấn các thủ tục pháp lý sau khi được cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa.

2. Sử dụng dịch vụ của chúng tôi doanh nghiệp được gì?

  • Cam kết bảo mật mọi thông tin, giữ kín thông tin khách hàng, số liệu hay giấy tờ nhận được
  • Tránh những rủi ro pháp lý phát sinh trong quá trình xin giấy phép kinh doanh lữ hành do doanh nghiệp không nắm rõ các quy định pháp luật, dẫn đến hậu quả bị từ chối, tốn thời gian công sức và tiền bạc
  • Kinh nghiệm xử lý hồ sơ, giấy tờ hành chính giúp Luật sư X có thể tư vấn cho doanh nghiệp chuẩn bị những tài liệu đầy đủ, theo đúng quy định pháp luật
  • Tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp, đảm bảo đúng thời hạn đã thỏa thuận
  • Nắm bắt kịp thời những thay đổi về quy định pháp luật để thực hiện các thủ tục cần thiết, tránh trường hợp quá thời hạn quy định gây những rắc rối không cần thiết

Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực luật doanh nghiệp, Luật sư X luôn mong muốn được hỗ trợ doanh nghiệp các lĩnh vực pháp lý, đại diện doanh nghiệp thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa nhanh chóng, giảm thiểu tối đa chi phí cũng như thời gian quý giá của doanh nghiệp.

Quý khách vui lòng liên lạc theo số máy: 0833.102.102 để được về hỗ trợ dịch vụ:

Trân trọng!

   
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm