Căn cứ pháp lí
- Luật doanh nghiệp 2014
- Luật du lịch 2017;
- Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật du lịch.
1. Lữ hành là gì?
Lữ hành là một từ Hán Việt để định nghĩa một hoạt động nhằm thực hiện một chuyến đi (sự dịch chuyển) từ nơi này đến nơi khác bằng nhiều loại phương tiện khác nhau với nhiều lý do và mục đích khác nhau, nhưng không nhất thiết phải quay trở lại điểm xuất phát. (Khái niệm lữ hành theo quan niệm xưa cũ).
Ở thời điểm hiện tại thì Lữ hành sẽ gần tương tự như Du lịch khi cá thân sẽ dịch chuyển đến nơi mình yêu thích để thăm thú cảnh đẹp, tìm hiểu văn hóa địa phương, khám phá vùng đất mới. Lữ hành quốc tế có nghĩa là du lịch và tham quan những địa danh ngoài lãnh thổ Việt Nam.
2. Kinh doanh lữ hành quốc tế là gì?
Kinh doanh lữ hành quốc tế (Tour operators bussiness) hiểu đơn giản là dịch vụ cung cấp một chuyến đi chơi, du lịch ở nước ngoài (Để phân biệt với kinh doanh lữ hành nội địa khi chỉ cung cấp chuyến đi trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam). Những chuyến đi đó có thể đa dạng về hình thức như du lịch tự túc hoặc theo tour trọn gói do các công ty kinh doanh lữ hành quốc tế cung cấp. Kinh doanh lữ hành nói chung và kinh doanh lữ hành quốc tế nói riêng là một ngành nghề được pháp luật cho phép kinh doanh, hiện nay có hàng nghìn công ty đơn vị cung cấp dịch vụ này tại Việt Nam và ngành nghề kinh doanh này có sự cạnh tranh rất lớn. Tuy nhiên, ngành nghề kinh doanh này là một ngành nghề kinh doanh đặc biệt vì liên quan đến giao thương quốc tế, trách nhiệm đối với khách hàng … do đó để được quyền kinh doanh loại hình này phải đáp ứng những điều kiện được pháp luật quy định trong Luật doanh nghiệp 2014, Luật du lịch 2017, Nghị định 168/2017/NĐ-CP.
Sau khi đăng ký kinh doanh và được cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế thì đơn vị có quyền tổ chức và cung cấp các tour du lịch nước ngoài cho người đi du lịch trong nước và cho người nước ngoài du lịch tại Việt Nam:
– Sản phẩm lữ hành có tính chất tổng hợp: sản phẩm lữ hành là sự kết hợp của nhiều dịch vụ như: dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống… của các nhà sản xuất riêng lẻ thành một sản phẩm mới hoàn chỉnh. Sản phẩm lữ hành là các chương trình du lịch trọn gói (package tour) hay từng phần, khách hàng phải trả tiền trọn gói các dịch vụ trong chương trình du lịch trước khi đi du lịch. Những sản phẩm dịch vụ do Công ty lữ hành quốc tế cung cấp như là:- Những hoạt động đảm bảo nhu cầu của chuyến đi như giải trí, tham quan, khám phá;
- Những hoạt động đảm bảo điều kiện thiết yếu của khách chuyến đi như đi lại, ăn ở, an ninh…
- Những chương trình du lịch quốc tế trọn gói phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng.
3. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:
Như đã đề cập ở trên, kinh doanh lữ hành quốc tế là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Điều này có nghĩa rằng việc thành lập doanh nghiệp và liệt kê ngành nghề kinh doanh về du lịch lữ hành trên đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch và đầu tư cấp là chưa đủ
Danh mục ngành nghề kinh doanh liên quan lữ hành và du lịch theo quy định của pháp luật:
79 | Hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch | ||||
791 | Hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch | ||||
7911 | 79110 | Đại lý du lịch | |||
7912 | 79120 | Điều hành tua du lịch | |||
799 | 7990 | 79900 | Dịch vụ đặt chỗ và các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch |
Doanh nghiệp phải đáp ứng những điều kiện quy định tại khoản 2 điều 31 Luật du lịch năm 2017 bao gồm các điều kiện sau:
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp
- Được cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế tại Việt Nam
Như vậy, dựa trên những nội dung vừa đề cập phía trên thì Luật sư X xin chia sẻ các bước để kinh doanh Lữ hành quốc tế như sau:
Bước 1, đầu tiên cá nhân phải tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Tùy vào mục đích, mong muốn thành lập công ty mà chủ sở hữu có thể lựa chọn những loại hình công ty như sau:
- Thủ tục thành lập Doanh nghiệp tư nhân kinh doanh lữ hành quốc tế;
- Thủ tục thành lập Công ty hợp danh kinh doanh lữ hành quốc tế;
- Thủ tục thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên kinh doanh lữ hành quốc tế;
- Thủ tục thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên kinh doanh lữ hành quốc tế;
- Thủ tục thành lập Công ty Cổ phần kinh doanh lữ hành quốc tế;
Về cơ bản thì hồ sơ thành lập doanh nghiệp lữ hành không khác nhiều so với những công ty thông thường và thành phần hồ sơ thì bao gồm:
- Giấy đề nghị thành lập công ty lữu hành quốc tế;
- Điều lệ công ty lữu hành quốc tế;
- Giấy tờ chứng thực cá nhân của cổ động, thành viên là cá nhân: chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu .v.v.
- Giấy tờ đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động, quyết định thành lập…đối với cổ đông là pháp nhân thành lập công ty lữu hành quốc tế;
- Danh sách cổ đông sáng lập, thành viên công ty lữu hành quốc tế;
- Văn bản ủy quyền: Trong trường hợp không tự thực hiện thủ tục thành lập công ty mà ủy quyền cho người khác.
Sau khi soạn thảo bộ hồ sơ hợp lệ về đăng ký kinh doanh, cá nhân nộp hồ sơ qua mạng hoặc tới bộ phận một cửa của Sở kế hoạch & đầu tư nơi đặt trụ sở chính công ty để thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Bước 2, xin cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Đây là điều kiện then chốt nhất của một doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế vì việc thành lập doanh nghiệp là chưa đủ với ngành nghề kinh doanh này.
Để xin cấp phép đăng ký kinh doanh lữ hành quốc tế cần phải thực hiện soạn thảo hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế (theo mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017);
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
- Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
- Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định;
- Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Lưu ý:
- Quy định về số tiền ký quỹ sẽ phụ thuộc vào đặc điểm và đối tượng khách hàng cung cấp dịch vụ lữ hành. Theo quy định tại khoản 2 điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định về mức ký quỹ như sau:
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 250.000.000 (hai trăm năm mươi triệu) đồng;
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng;
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng;
- Nếu công ty bạn vừa kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài, vì vậy, theo Điều 14.2.c Nghị định 168/2017/NĐ-CP về mức ký quỹ và phương thức ký quỹ: “Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng.“
- Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế;
- Số lượng hồ sơ xin giấy phép lữ hành quốc tế là 01 (bộ).
Quy trình thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
Căn cứ vào Điều 33.2 Luật du lịch 2017 quy định về trình tự, thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, công ty bạn cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như đã đề cập phí trên gửi tới Tổng Cục du lịch;
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Du lịch thẩm định, cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế cho doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổng cục Du lịch.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch.
Cách thức thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh lữ hành: Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Tổng cục Du lịch.
Bước 3: Sau khi hoàn thiện thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, các bạn sẽ nhận được Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế và sẵn sàng bắt đầu hoạt động kinh doanh của mình một cách hợp pháp:
- Tham khảo thêm bài viết: Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa
Mẫu giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế Do tổng cục du lịch cấp
Hãy liên hệ với Luật sư X khi có nhu cầu xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành: 0833.102.102 (Phím số 2) Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn! Trân trọng!Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ doanh nghiệp tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay