Điều kiện để cấp văn bằng đăng kí sáng chế

bởi
Điều kiện cấp văn bằng đăng ký sáng chế
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật đáp ứng tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp. Vậy điều kiện đăng kí sáng chế cấp văn bằng phải đáp ứng các yêu cầu như thế nào? Trong bài viết này, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này.
Kính chào Luật sư X, hiện nay tôi có một phát minh liên quan đến việc cải thiện việc canh tác nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Sau thời gian triển khai thử nghiệm đạt được kết quả khá khả quan, vì vậy tôi muốn đăng ký bản quyền cho sáng chế này để tránh bị xâm phạm, copy. Xin Luật sư hướng dẫn điều kiện cấp văn bằng đăng ký sáng chế và quy trình thủ tục. Tôi xin cảm ơn.

Căn cứ pháp lý

  • Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung 2009

Nội dung luật sư tư vấn

Căn cứ trên câu hỏi của bạn, phòng tư vấn sở hữu trí tuệ của Luật sư X phản hồi như sau:

1. Sáng chế phải có tính mới:

Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn sáng chế được hưởng quyền ưu tiên. Theo đó, một sáng chế được coi là có tính mới khi: sáng chế đó không trùng với bất kì một giải pháp kĩ thuật nào trước đó và sáng chế này chưa được bộc lộ công khai.

– Tiêu chí không trùng lặp với bất kì một giải pháp kĩ thuật nào trước đó có nghĩa là: Sáng chế để không trùng lặp hoặc có ít nhất một dấu hiệu kỹ thuật cơ bản khác biệt so với các giải pháp kỹ thuật đã được cấp bằng bảo hộ hoặc đã nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ.

– Tiêu chí chưa bị bộc lộ công khai :

  • Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có liên quan được biết và có nghĩa vụ phải giữ bí mật về sáng chế đó. Những người được biết về sáng chế đó có thể là những người cùng tham gia vào quá trình tạo ra sáng chế hoặc những người cung cấp nguyên liệu, vật liệu để tạo ra sáng chế hay những người đầu tư.
  • Thời điểm để xác định một sáng chế bị bộc lộ công khai hay chưa là ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên. Hình thức bộc lộ công khai có thể là sáng chế sáng chế đã được sử dụng, mô tả bằng ấn phẩm tư liệu hoặc các hình thức thể hiện khác.

Để xác định một sáng chế có tính mới hay không thì cần có sự so sánh, đối chiếu với các đối chứng cụ thể. Các đối chứng này không chỉ giới hạn trong phạm vi những đăng kí sáng chế, văn bằng bảo hộ trong nước và nước ngoài mà còn phải tra cứu ở cả những công trình khoa học, tài liệu nghiên cứu thuộc lĩnh vực cả trong và ngoài nước.

Tính mới của sáng chế mang tính chất tuyệt đối, tức là sáng chế phải mới so với toàn thế giới chứ không phải chỉ ở riêng Việt Nam.

Căn cứ pháp luật: Khoản 12 Điều 4,  Điều 60 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung 2009:

Điều 60. Tính mới của sáng chế

1. Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.

2. Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.

3. Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:

a) Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này;

b) Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này công bố dưới dạng báo cáo khoa học;

c) Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.

2. Sáng chế có trình độ sáng tạo

Điều kiện đăng ký sáng chế kế tiếp là yêu cầu có sự sáng tạo. Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng. Như vậy, tính sáng tạo có thể được hiểu là kết quả của một ý tưởng (có thể bắt nguồn từ những sáng chế khác), nhưng không nảy sinh một cách hiển nhiên từ trình độ kỹ thuật hiện tại đối với một người có kỹ năng thông thường (trình độ trung bình) trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng. Những gì mà một người có trình độ trung bình ở cùng ngành kỹ thuật tương ứng có thể tự tìm ra được mà không cần phải có bản mô tả sáng chế của người yêu cầu nộp đơn được coi như “hiển nhiên”.

3. Sáng chế có khả năng áp dụng công nghiệp

Điều kiện cuối cùng để đăng ký sáng chế đó là tính áp dụng công nghiệp. Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.

Một số trường hợp bị coi là không có khả năng áp dụng công nghiệp:

  • Các sản phẩm hoặc quy trình hoạt động trái với các quy luật của tự nhiên và các nguyên lý cơ bản của khoa học
  • Không ứng dụng được trong thực tế;
  • Cần có kỹ năng đặc biệt để thực hiện đối tượng;
  • Chỉ áp dụng được trong những điều kiện tự nhiên nhất định.
Hy vọng bài viết về chủ đề “Điều kiện đăng ký sáng chế” sẽ hữu ích cho ban!
Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Những điều kiện để đăng ký sáng chế” answer-0=”Để xét việc đăng ký bảo hộ sáng chế cần phải đủ các điều kiện cơ bản như: – Có tính mới; – Có tính sáng tạo; – Có khả năng áp dụng công nghiệp.” image-0=”” headline-1=”h4″ question-1=”Thời gian đăng ký bản quyền sáng chế là bao lâu” answer-1=”Thông thường kế từ khi nộp hồ sơ đến khi được cấp văn bằng là từ 9 – 12 tháng” image-1=”” headline-2=”h4″ question-2=”Tính mới của sáng chế là gì?” answer-2=”Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.” image-2=”” headline-3=”h4″ question-3=”Tính sáng tạo của sáng chế là gì?” answer-3=”ính sáng tạo có thể được hiểu là kết quả của một ý tưởng (có thể bắt nguồn từ những sáng chế khác), nhưng không nảy sinh một cách hiển nhiên từ trình độ kỹ thuật hiện tại đối với một người có kỹ năng thông thường (trình độ trung bình) trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng. Những gì mà một người có trình độ trung bình ở cùng ngành kỹ thuật tương ứng có thể tự tìm ra được mà không cần phải có bản mô tả sáng chế của người yêu cầu nộp đơn được coi như “hiển nhiên”.” image-3=”” headline-4=”h4″ question-4=”Tính áp dụng công nghiệp là gì?” answer-4=”Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định. ” image-4=”” count=”5″ html=”true” css_class=””]

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm