Điều kiện thành lập công ty cổ phần

bởi Vương Bùi
Điều kiện thành lập,

Hiện nay, với xu hướng khởi nghiệp mạnh mẽ, nền kinh tế phát triển thì việc thành lập doanh nghiệp là điều tất yếu và số doanh nghiệp được đăng ký thành lập ngày càng tăng. Với sự thúc đẩy nền kinh tế, các doanh nghiệp ngày càng muốn tăng quy mô đầu tư sản xuất, kinh doanh và huy động nguồn vốn lớn từ bên ngoài. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng được tự do huy động vốn để mở rộng việc xản xuất, kinh doanh mà chỉ có công ty cổ phần (CTCP) được quyền phát hành cổ phần để tự do huy động vốn. Vậy để thành lập công ty cổ phần cần những điều kiện gì?

Căn cứ pháp luật.

Luật doanh nghiệp 2020.

Nội dung tư vấn.

Điều kiện về quyền thành lập, quản lý.

Không phải cá nhân nào cũng được quyền thành lập doanh nghiệp, điều kiện thành lập một công ty được quy định tại Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020, cụ thể như sau:

Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp

1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Để thành lập Công ty cổ phần (CTCP), trước hết cần phải được pháp luật quy định cá nhân, tổ chức được phép thành lập, do đó, cá nhân, tổ chức Việt Nam và cả nước ngoài không thuộc các trường hợp cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp thì được quyền đăng ký doanh nghiệp.

Điều kiện ngành nghề kinh doanh.

Điều kiện về ngành nghề kinh doanh được áp dụng đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà trước khi thành lập doanh nghiệp phải được cấp phép của cơ quan có thẩm quyền. Ví dụ như Hoạt động đại diện, tư vấn pháp luật; Hoạt động công chứng, chứng thực,… Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện khác mà khi tiến hành hoạt động mới cần sự cấp phép của cơ quan có thẩm quyền hoặc ngành nghề kinh doanh không điều kiện sẽ không áp dụng điều kiện này.

Bài viết xem thêm.

Thủ tục thành lập công ty cổ phần

Thủ tục thành lập công ty cổ phần tại Việt Nam theo pháp luật Việt Nam.

Điều kiện về tên công ty cổ phần.

Điều 41. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn

1. Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.

2. Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký:

a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;

b) Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;

c) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;

d) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;

đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;

e) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;

g) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;

h) Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.

Việc quy định điều kiện về tên Công ty cổ phần (CTCP) nhằm phân biệt giữa tên CTCP dự kiến thanh lập và tên doanh nghiệp đã đăng ký, tránh gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, đối tác của doanh nghiệp. Nếu không tuân thủ quy định về tên trùng, gây nhầm lẫn thì việc đăng ký doanh nghiệp sẽ không được chấp thuận.

Điều kiện về số lượng thành viên, cổ đông sáng lập.

Điều 111. Công ty cổ phần

1.Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;”

Điều 120. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập.

  1. Công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập. Công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập; trường hợp này, Điều lệ công ty trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc các cổ đông phổ thông của công ty đó.
  2. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Như vậy, khi đăng ký thành lập CTCP, các cổ đông sáng lập tối thiểu là 03 và không hạn chế tối đa, trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác như: công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập; tuy nhiên, số lượng thành viên tối thiểu phải là 03. Ngoài ra, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.

Hi vọng bài viết hữu ích đối với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Câu hởi thường gặp.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có được quyền góp vốn thành lập công ty cổ phần?

Căn cứ điều 188 luật doanh nghiệp 2020, quy định về các vấn đề liên quan đến chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân , không cấm chủ doanh nghiệp tư nhân góp vốn thành lập công ty cổ phần.

Thành viên công ty hợp danh có được góp vốn thành lập công ty cổ phần?

Căn cứ điều 180 luật doanh nghiệp 2020, quy định về các vấn đề hạn chế đối với thành viên công ty hợp danh thì không quy định cấm thành viên công ty hợp danh tham gia góp vốn thành lập công ty cổ phần.

Mất bao lâu thì cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?

Theo quy định luật doanh nghiệp 2020, trong 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ cơ quan đăng ký kinh doanh phải cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Hồ sơ thành lập công ty cổ phần bao gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ thành lập công ty cổ phần gồm:
– Giấy đề nghị thành lập (loại hình Công ty cổ phần);
– Điều lệ Công ty Cổ phần;
– Giấy tờ chứng thực cá nhân của cổ động là cá nhân: chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu .v.v.
– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật.
– Giấy tờ đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động, quyết định thành lập…đối với cổ đông là pháp nhân.
– Danh sách cổ đông sáng lập công ty.
– Văn bản ủy quyền: Nếu bạn không trực tiếp thực hiện thủ tục này mà nhờ người khác thì bạn sẽ cần thêm văn bản này

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm