Căn cứ:
- Luật xử lý vi phạm hành chính
- Nghị định 144/2013/NĐ-CP
Nội dung tư vấn:
1. Dọa ma trẻ em phạt đến 10 triệu đồng!
Tuy rằng, việc dọa ma, hù cọp trẻ em của các ông bố, mẹ trẻ đều xuất phát từ nguyên nhân muốn con mình nghe lời để ăn uống, chơi đùa…Tuy nhiên, hậu quả thực tế là làm cho trẻ em bị sợ hãi, tinh thần có thể bị tổn thương vì những “thứ” mà bố mẹ nhắc đến rất đáng sợ đó.
Căn cứ theo điểm đ, khoản 2 Điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều 27. Vi phạm quy định về cấm ngược đãi trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; ngăn cản trẻ em tham gia hoạt động xã hội
…
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
đ) Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương tinh thần.
Như vậy, rõ ràng, việc nhắc đến ma, nhắc đến cọp để hù dọa con một cách thường xuyên khiến con mình bị tổn thương tinh thần, sợ hãi là hành vi bị cấm, và đó là hành vi vi phạm pháp luật. Và sẽ bị xử phạt lên đến 10 triệu đồng cho hành vi này.
2. Các hành ngược đãi trẻ em khác.
Bên cạnh việc dọa ma trẻ con thì các hành vi dưới đây cũng khiến bố mẹ phải chịu phạt đến 10 triệu đồng.
- Bắt trẻ nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân: Đây là một hành vi gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ.
- Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa trẻ em: Việc mắng mỏ mang tính giáo dục được pháp luật cho phép nhưng dùng những lời lẽ xúc phạm đến danh dự tinh thần của trẻ thì đây là hành vi bị cấm. Hậu quả để lại cũng rất lớn
- Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em, làm trẻ tổn thương, đau đớn về tinh thần và thể xác: Chẳng hạn như dùng xích xích trẻ lại, nhấn đầu trẻ xuống ngụp nước…là hành vi ngược đãi trẻ em.
- Xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em…
Cụ thể hóa từ Điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CP
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em;
b) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;
c) Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;
d) Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em làm trẻ em tổn thương, đau đớn về thể xác, tinh thần;
đ) Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương tinh thần.
Trên thực tế, khó áp dụng những biện pháp xử phạt này với bố mẹ của các em bởi xuất phát từ việc khó chứng minh. Chỉ khi nào, việc ngược đãi biểu lộ rõ nhất ra xã hội thì hành vi này mới bị xử phạt thích đáng. Tuy nhiên, con cái là con mình, Bố mẹ nên làm những điều tốt cho con trẻ thay vì làm tổn hại đến con
Hy vọng bài viết có ích cho bạn!