Với xu hướng đẩy mạnh hội nhập và phát triển kinh tế-xã hội với các nước trên thế giới. Nhà nước vẫn luôn có những chính sách đặc biệt quan tâm; hỗ trợ tới các doanh nghiệp trong nước về nhiều lĩnh vực. Bởi thành lập doanh nghiệp là một sự kiện quan trọng cần có sự nghiên cứu và tìm hiểu thật kĩ càng về các vấn đề pháp lí liên quan. Trong số đó, doanh nghiệp bảo hiểm ra đời; được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm.Vậy hãy cùng Luật sư X đi tìm hiểu những quy định về doanh nghiệp bảo hiểm.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Các tổ chức kinh doanh bảo hiểm
Theo luật kinh doanh bảo hiểm thì các tổ chức kinh doanh bảo hiểm bao gồm:
–Công ty cổ phần bảo hiểm;
-Công ty trách nhiệm hữu hạn bảo hiểm;
-Hợp tác xã bảo hiểm;
-Tổ chức bảo hiểm tương hỗ.
Hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm
Nội dung hoạt động gồm:
- Kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm;
- Đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất;
- Giám định tổn thất;
- Đại lý giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn;
- Quản lý quỹ và đầu tư vốn;
- Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động
Bộ Tài chính có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định.
Ngoài ra theo quy định; việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động phải phù hợp với quy hoạch; kế hoạch định hướng phát triển thị trường bảo hiểm; thị trường tài chính của Việt Nam.
Điều kiện để cấp giấy phép thành lập và hoạt động
Để được cấp phép thành lập và hoạt động thì cần đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có số vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ;
- Có hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định;
- Có loại hình doanh nghiệp và điều lệ phù hợp với quy định;
- Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm
- Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn thành lập cần phải có đủ năng lực tài chính và có bằng chứng để chứng minh nguồn tài chính hợp pháp khi tham gia góp vốn thành lập.
Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động
Hồ sơ dược quy định tại Luật kinh doanh bảo hiểm và được hướng dẫn bởi nghị định 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kinh doanh bảo hiểm bao gồm:
- Đơn xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động;
- Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
- Phương án hoạt động năm năm đầu, trong đó nêu rõ phương thức trích lập dự phòng nghiệp vụ, chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm và lợi ích kinh tế của việc thành lập doanh nghiệp;
- Danh sách, lý lịch, các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người quản trị, người điều hành doanh nghiệp;
- Mức vốn góp và phương thức góp vốn, danh sách những tổ chức, cá nhân chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên; tình hình tài chính và những thông tin khác có liên quan đến các tổ chức, cá nhân đó;
Những thay đổi của doanh nghiệp bảo hiểm phải được chấp thuận
Theo đó, doanh nghiệp phải được Bộ tài chính chấp thuận bằng văn bản khi thay đổi một trong những nội dung như:
-Vốn điều lệ
-Mở hoặc chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện
-Địa điểm trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện;
-Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động;
-Chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên;
-Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), chuyên gia tính toán;
-Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, đầu tư ra nước ngoài
Mời bạn đọc xem thêm
- Gian lận trong kinh doanh bảo hiểm sẽ bị phạt như thế nào?
- Tái bảo hiểm là gì theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm
- Hợp đồng bảo hiểm con người là gì theo Luật Kinh doanh bảo hiểm?
Liên hệ Luật sư X!
Trên đây là bài viết về “Những quy định về doanh nghiệp bảo hiểm”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Hãy liên hệ chúng tôi khi có các thắc mắc liên quan hoặc có nhu cầu sử dụng các dịch vụ doanh nghiệp; dịch vụ thay đổi tên doanh nghiệp năm 2021 và các dịch vụ khác theo: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Câu trả lời là không. Theo Luật kinh doanh bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm không được phép đồng thời kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ. Trừ trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con người bổ trợ cho bảo hiểm nhân thọ.
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động; Bộ Tài chính phải cấp hoặc từ chối cấp giấy phép. Trong trường hợp từ chối cấp giấy phép thì doanh nghiệp sẽ được Bộ Tài chính giải thích rõ lý do từ chối bằng văn bản.
Kinh doanh tái bảo hiểm bao gồm:
-Chuyển một phần trách nhiệm đã nhận bảo hiểm cho một hay nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác;
-Nhận bảo hiểm lại một phần hay toàn bộ trách nhiệm mà doanh nghiệp bảo hiểm khác đã nhận bảo hiểm.