Đòi lại tiền khi người bán hàng “ăn quịt”

bởi
Thời gian gần đây, ngày càng có nhiều vụ việc bên bán hàng “quịt” tiền của của khách hàng, không chịu giao hàng như đã thỏa thuận, gây thiệt hại và bức xúc cho khách hàng. Vậy hành vi này bị tội gì?

Căn cứ:

Nội dung tư vấn

Nhiều trường hợp mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ trên mạng, sau khi chuyển khoản xong bỗng mất liên lạc với người bán, Facebook bị chặn, gọi điện không ai nghe. người mua bỗng trở thành nạn nhân trong các thương vụ này.

Thực chất, đây chính là những dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo bộ luật hình sự

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ

Hậu quả để tội lừa đảo là tài sản phải trị giá từ 2 triệu đồng trở lên, nên thông thường nhiều người sẽ nghĩ  rằng số tiền bị mất quá nhỏ, không đáng để tố cáo. Song thực ra mức 2 triệu là tổng số tiền mà kẻ lừa đảo đã chiếm đoạt. Có nghĩa là nếu kẻ lừa đảo đã lừa của nhiều người, mỗi người mất số tiền nhỏ nhưng tổng số tiền từ 2 triệu trở lên thì vẫn sẽ bị  xử lý hình sự. Còn nếu như vụ lừa đảo chỉ ở phạm vi nhỏ, số tiền kẻ lừa đảo lấy được dưới 2 triệu thì sẽ bị xử phạt hành chính theo nghị định 167/2013/NĐ-CP

Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Trộm cắp tài sản;

b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;

c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;

d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.

Mức phạt từ 1 đến 2 triệu đồng, nhưng chỉ áp dụng khi tài sản có giá trị nhỏ dưới 2 triệu mà thôi.

Rất nhiều người có tâm lý e ngại, sợ phiền phức khi báo công an; cho răng số tiền mất không lớn, nên không muốn giải quyết. Đây là suy nghĩ hết sức sai lầm, bởi nó sẽ dẫn đến tình trạng kẻ lừa đảo được nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, tiếp tục đi lừa người khác. Hơn nữa, nó khiến cho pháp luật không đi vào đời sống xã hội, không tạo ra sự răn đe, cảnh cáo với những người có ý định phạm tội. Hậu quả là không thể đo đếm được. 

Vì vậy, đừng e ngại khi tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan chức năng, các bạn nhé. Tự bảo vệ mình, bảo vệ mọi người xung quanh và xây dựng một xã hội công bằng, văn minh.

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Đòi lại tiền khi người bán hàng “ăn quịt”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.
5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm