Bị lừa đảo trên mạng thì phải làm thế nào?

bởi

Khi bạn mua hàng hóa trên mạng và bị người bán lừa đảo – Nhận tiền nhưng không chuyển hạng rồi cắt đứt liên lạc. Trong trường hợp này cần liên hệ với cơ quan nào, tố cáo ở đâu và giải pháp là gì? Hãy tham khảo bài viết này của LSX!

LSX xin đưa ra ý kiến tham khảo như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật hình sự 2015
  • Nghị định 52/2013/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Đây là bài viết mà LSX dựa trên kinh nghiệm bản thân nhằm chia sẻ quan điểm và góc nhìn của mình, đôi khi những thứ tôi nói sẽ không phải những thứ bạn muốn nghe.

Lừa đảo trên mạng có giải quyết được không?

Thực trạng lừa đảo giao dịch hàng hóa trên mạng rất phổ biến, nhất là một bên đã chuyển tiền để mong muốn nhận lại 1 sản phẩm nhưng sau đó thì bị cắt liên lạc mà hàng cũng chẳng thấy đâu. Để phòng tránh thì dịch vụ Ship COD ra đời. Tuy nhiên nó cũng chỉ là 1 phần để tránh mà thôi.

Lừa đảo trên mạng thường diễn ra với số tiền nhỏ và giữa hai cá nhân ở xa về địa lý. Ví dụ: A mua một chiếc áo 200.000đ tại Website: ABC.VN, tuy nhiên khi đã đặt mua và tiến hành thanh toán thành công, đơn hàng được ghi nhận cho đến ngày được giao thì hàng không thấy đâu. A liên lạc thì số điện thoại cũng đã bị chặn nhưng Website và kẻ lừa đảo vẫn kinh doanh bình thường.

Trường hợp tương tự cũng diễn ra ở một môi trường khác như Facebook, instagram…

Đòi lại quyền lợi khi bị lừa đảo qua mạng theo quy định của pháp luật

Đây là quan hệ mua bán dân sự, một bên giao tiền và một bên giao hàng, nếu bên kia cố tình không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên còn lại có thể khởi kiện dân sự để đòi quyền lợi. 

Tuy nhiên chẳng ai đi khởi kiện cả bởi lẽ:

  • Giá trị thấp
  • Giao dịch hầu hết bằng miệng và tin nhắn, căn cứ pháp lý yếu
  • Mất thời gian, tòa không có căn cứ thụ lý

Nếu bên kia cố tình né tránh trách nhiệm giao hàng, dùng nhiều thủ đoạn hoặc bỏ trốn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 15 Nghị định 167/2015/NĐ-CP:

Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Trộm cắp tài sản;

b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;

c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;

d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.

Vậy khi giá trị hàng hóa cao hơn (Trên 2 triệu đồng) thì có thể có đủ yếu tố để khởi tố hình sự, bạn sẽ phải tới cơ quan công an để nộp đơn tố cáo

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

Tuy nhiên, khi tố cáo xác định rằng:

  • Biết được địa chỉ, thông tin người bán
  • Có căn cứ chứng minh (Tin nhắn hay cuộc gọi, hình ảnh chỉ là căn cứ yếu)

Cơ quan Công an sẽ tiếp nhận và CÓ THỂ sẽ giải quyết.

Thực tế khi bị lừa đảo qua mạng

Với lừa đảo mua hàng qua mạng, các cơ quan chức năng khó giải quyết. Bởi lẽ:

  • Lừa đảo trên môi trường internet khó để xác minh tính chất
  • Giá trị thấp 
  • Vị trí địa lý xa, cần sự kết hợp làm việc với cơ quan địa phương khác 
  • Căn cứ bằng chứng đều là ảnh, tin nhắn
  • Người tố cáo ít tuổi, khó tạo sự tin tưởng

Cũng đúng, bởi lẽ khi xác định mua bán online là xác định bạn mất tiền trước khi nhận hàng. Đó là rủi ro mà nếu không tìm đúng địa chỉ tin cậy thì 100% mất tiền. Việc đánh vào tâm lý ham của: Ngon, bổ, rẻ và thiếu hiểu biết của một bộ phận giới trẻ là môi trường thích hợp để “tội phạm” hoành hành. Vậy nói đây là “Tiền ngu” cũng không sai. 

Rất ít trường hợp đòi lại được vì nếu đã chủ ý lừa đảo thì liệu họ có dễ dàng “Lòi đuôi” cho bạn nắm? Theo kinh nghiệm thì thường những trường hợp đòi được là:

  • Người bán lừa đảo trên quy mô lớn; nhiều người tố giác và thiệt hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội
  • Có căn cứ bằng chứng xác thực và tin cậy (hợp đồng mua bán…) và giá trị lớn

Cách xử lý đối tượng lừa đảo qua mạng

Có hai phương án để bạn để lại dấu ấn cho kẻ vừa lừa bạn; gây thiệt hại hoặc phản ánh phần nào tới cơ quan chức năng nhằm “giữ niềm tin” dù nhỏ nhoi để lấy lại tiền.

Cách 1: Tố cáo Online qua cổng thông tin tố giác của Bộ công an

Bạn truy cập http://canhsat.gov.vn và thực hiện hoàn thiện theo mẫu có sẵn.

Ít nhất thì đây là cách không tốn công sức và thời gian đi lại.

Cách 2: Tố cáo Website với Bộ Công thương

Cách này làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của đối tượng đó; Bộ Công Thương vì phản ánh đó cũng sẽ vào cuộc và làm rõ.

Bạn có thể phản ánh:

  • Website chưa tiến hành thông báo với Bộ Công Thương khi thấy Website kinh doanh không có con dấu này dưới chân trang. (90% Website buôn bán hàng chưa có dấu này)
  • Phản ánh Hàng giả, lừa đảo, giả tạo con dấu Bộ Công Thương… Bằng cách hoàn thiện biểu mẫu này. Như vậy Website bị tố cáo sẽ bị Bộ Công Thương đưa cảnh báo và xác nhận đưa vào ‘danh sách đen”

Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Mời bạn xem thêm: Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng tin nhắn chỉnh sửa xử lý ra sao?

Câu hỏi thường gặp

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì?

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhầm giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó.

Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là gì?

Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó; hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có khả năng nhưng cố tình không trả; hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để lừa đảo bị xử lý thế nào?

Người nào bằng thủ đoạn gian dối, lợi dụng tình hình thiên tai, dịch bệnh; để chiếm đoạt tài sản của người khác thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
Ngoài ra, nười phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm