Đội mũ cối đi xe máy có bị phạt không?

bởi Luật Sư X
Đội mũ cối đi xe máy có bị phạt không?
Nhiều người cứ nghĩ, đội mũ cối cũng giống như mũ bảo hiểm, tham gia giao thông thế là được. Tuy nhiên, đây là một hành vi có mức độ nguy hiểm đến tính mạng của người điều khiển do chất lượng mũ không được đảm bảo, lại vừa là hành vi vi phạm pháp luật. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X. 

Căn cứ:

  • Luật giao thông đường bộ 2008;
  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Nội dung tư vấn:

1. Phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông 

Cùng với lỗi vượt đèn đỏ thì không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe moto, xe hai bánh là một lỗi  vi phạm an toàn giao thông phổ biến. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như quên, bị mất, … hoặc “sợ xấu”, người tham gia giao thông thường coi thường tính mạng của mình bằng cách không đeo mũ. Việc đeo mũ bảo hiểm là nghĩa vụ của người tham gia giao thông bằng xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, cụ thể hóa từ khoản 2 điều 30 luật giao thông đường bộ 2008: Điều 30 : Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy

2. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

Tất nhiên, nếu vi phạm những quy định của pháp luật, người vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc hình sự theo quy định. Hành vi không đội mũ bảo hiểm cũng vậy, người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính lên đến 300.000 đồng đối với mỗi người vi phạm. Cụ thể theo nghị định 100/2019/NĐ – CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.  

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
i) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;
k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
Như vậy, đội mũ cối đi xe máy không phải là mũ bảo hiểm, việc đeo mũ cối khi tham gia giao thông được xem là hành vi không đội mũ bảo hiểm. Và hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.   

2. Thế nào là mũ bảo hiểm hợp lệ

Theo 18/VBHN-BKHCN quy định về ban hành và thực hiện quy chuẩn kỹ thuật về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy thì mũ bảo hiểm cho người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe đạp máy đội khi tham gia giao thông là mũ có đủ các điều kiện sau: Thứ nhất, Có cấu tạo đủ 3 bộ phận:
  • Vỏ mũ;
  •  Lớp đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ);
  •  Quai đeo.
  Thứ hai, Yêu cầu kỹ thuật
  •  Mũ phải được sản xuất bằng các vật liệu không gây ảnh hưởng có hại đến da và tóc của người sử dụng.
  •  Khối lượng của mũ, kể cả các bộ phận kèm theo, không được lớn hơn:
  • Đối với loại che cả đầu, tai và hàm: Mũ cỡ lớn: 1,5 kg;  Mũ cỡ trung và cỡ nhỏ: 1,2 kg.
  • Đối với loại che cả đầu, tai và loại che nửa đầu: Mũ cỡ lớn: 1,0 kg; Mũ cỡ trung và cỡ nhỏ: 0,8 kg.
  • Bề mặt phía ngoài của vỏ mũ và các bộ phận lắp vào mũ phải nhẵn, không có vết nứt, không có gờ và cạnh sắc. Không được sử dụng đinh tán, bu lông, đai ốc, khóa quai đeo có các gờ và cạnh nhọn, sắc. Đầu đinh tán, bu lông không được cao hơn 2 mm so với bề mặt phía ngoài của vỏ mũ.
  • Vỏ mũ và lớp đệm hấp thụ xung động phải che chắn được phạm vi cần bảo vệ trên dạng đầu thử tương ứng khi kiểm tra theo mục 4 của Phụ lục của Quy chuẩn này.
  •  Mũ phải chịu được va đập và hấp thụ xung động khi thử nghiệm theo mục 5 của Phụ lục của Quy chuẩn này. Sau khi thử, vỏ mũ không bị vỡ tách rời và gia tốc dội lại khi bị va đập không được lớn hơn:
  •  Gia tốc dội lại tức thời đối với mũ có chu vi vòng đầu:

– < 500 mm: 225 g;

– ≥ 500 mm: 300 g.

  •  Gia tốc dư sau 3 miligiây đối với mũ có chu vi vòng đầu:

– < 500 mm: 175 g;

– ≥ 500 mm:200 g.

  •  Gia tốc dư sau 6 miligiây đối với mũ có chu vi vòng đầu:

– < 500 mm: 125 g;

– ≥ 500 mm: 150 g.

 

Đội mũ cối đi xe máy có bị xử phạt không?

Theo đó, mũ cối không phải là mũ bảo hiểm và cũng không đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật để được sử dụng như mũ bảo hiểm. Bởi vậy, việc đội mũ cối tham gia giao thông là vi phạm pháp luật và bạn sẽ bị xử phạt theo quy định.  Hy vọng bài viết có ích cho bạn. 
5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm