Người cho vay chính là người thân và chỉ giao dịch qua giấy viết tay thì có cơ sở để nhờ pháp luật đòi lại số tiền đó hay không?
Căn cứ:
- Bộ luật dân sự 2015
- Bộ luật tố tụng dân sự 2015
- Luật thi hành án 2008
Nội dung tư vấn
Theo quy định tại điều 463 Bộ Luật Dân sự 2015 về Hợp đồng vay tài sản, pháp luật không bắt buộc hợp đồng vay phải lập thành văn bản công chứng cũng như cung không yêu cầu các bên phải nêu rõ ngày trả nợ và mục đích vay tài sản:
Điều 471. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Như vậy, hợp đồng vay tài sản của bạn nếu không vi phạm các quy định của pháp luật về mặt nội dung cũng như hoàn toàn xuất phát từ sự nguyện của các bên kí kết hợp đồng thì hợp đồng sẽ phát sinh hiệu lực pháp lý và được pháp luật công nhận.
Do đó, khi bạn còn lưu giữ đầy đủ các giấy tờ vay viết tay và người làm chứng việc cho vay thì bạn có thể tiến hành thủ tục khởi kiện ra tòa để đòi lại quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Các giấy tờ cho vay này sẽ là bằng chứng quan trọng để bạn chứng minh sự kiện cho vay tồn tại giữa bạn và người thân kia cũng như để tòa chấp nhận yêu cầu đòi nợ của bạn. Tuy nhiên, nếu các bên không thừa nhận giao dịch trên. Bạn cần yêu cầu giám định chữ ký của người vay nhằm làm cơ sở chứng minh sự tồn tại của giao dịch trên.
Trong trường hợp yêu cầu đòi nợ của bạn được tòa chấp nhận, bạn có thể yêu cầu bên kia thực hiện bản án của tòa. Nếu bên vay không thực hiện nghĩa vụ theo bản án của tòa, bạn có thể gửi đơn yêu cầu cơ quan thi hành án hỗ trợ cho bạn trong việc này trong thời hạn cho phép quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự năm 2008 như sau:
Điều 30. Thời hiệu yêu cầu thi hành án
1. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.
Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
2. Đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định của Luật này thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án.
3. Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.
Theo đó, thủ tục thi hành án được quy định cụ thể như sau:
Điều 45. Thời hạn tự nguyện thi hành án
1. Thời hạn tự nguyện thi hành án là 15 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.
2. Trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, huỷ hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành án thì Chấp hành viên có quyền áp dụng ngay các biện pháp quy định tại Chương IV của Luật này.
Điều 46. Cưỡng chế thi hành án
1. Hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.
2. Không tổ chức cưỡng chế thi hành án trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.
Như vậy, khi người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án thì cơ quan thi hành án có quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế quy định tại Điều 71 Luật thi hành án dân sự năm 2008 như sau:
Điều 71. Biện pháp cưỡng chế thi hành án
1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.
Một chia sẻ thiết thực chúng tôi khuyên bạn, khi thực hiện giao dịch vay mượn đối với người khác ( kể cả thân thiết) thì nên kí kết hợp đồng quy định rõ thời hạn, địa điểm trả nợ, quyền và nghĩa vụ của các bên. Ngoài ra, luật không quy định hợp đồng vay mượn phải công chứng, nhưng để đảm bảo chắc chắn quyền lợi của mình, bạn nên công chứng.
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ ly hôn tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833.102.102