Xin xác nhận tài sản trên đất là một thủ tục hành chính đất đai quan trọng để làm cơ sở thực hiện những giao dịch như chuyển nhượng, tặng cho, cấp giấy chứng nhận, thừa kế… quyền sử dụng đất. Cùng Luật sư X tìm hiểu về Đơn xin xác nhận tài sản trên đất mới qua bài viết dưới đây.
Thủ tục xác định tài sản trên đất
Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) xác định tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, tài sản gắn liền với đất bao gồm:
– Nhà ở, công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở;
– Nhà ở riêng lẻ theo quy định của Luật Nhà ở;
– Công trình xây dựng khác;
– Cây lâu năm, rừng sản xuất là rừng trồng hoặc vật khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
Theo khoản 1 Điều 104 Luật Đất đai 2013, tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm:
– Nhà ở;
– Công trình xây dựng khác;
– Rừng sản xuất là rừng trồng;
– Cây lâu năm.
Các loại tài sản này phải có tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
Quyền tài sản theo nghĩa rộng là quyền của cá nhân, tổ chức được pháp luật cho phép thực hiện hành vi xử sự đối với tài sản của mình và yêu cầu nguời khác phải thực hiện một nghĩa vụ đem lại lại ích vật chất cho mình.
Căn cứ khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Như vậy, về nguyên tắc, quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng.Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung, nếu không chứng minh được thì đương nhiên sẽ xác định quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng. Nói cách khác, bà N không có nghĩa vụ phải chứng minh là tài sản chung.
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, thủ tục xác nhận có nhà ở trên đất như sau:
Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu đối với tài sản gắn liền với đất; đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận gồm có:
– Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04a/ĐK;
– Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
Trường hợp chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trên đất nông nghiệp mà chủ sở hữu công trình không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 32 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP hoặc công trình được miễn giấy phép xây dựng thì chủ sở hữu công trình nộp hồ sơ thiết kế xây dựng của công trình đó theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Khi thực hiện thủ tục xác nhận có nhà ở trên đất cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
– Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu;
– Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
– Sơ đồ về tài sản gắn liền với đất;
– Giấy chứng nhận đã cấp;
– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về tài sản gắn liền với đất (nếu có).
Đơn xin xác nhận tài sản trên đất
Đơn xin xác nhận tài sản trên đất dùng để gửi cho cơ quan có thẩm quyền khi có nhu cầu xin xác nhận về việc có tài sản trên diện tích đất nhất định.
Mẫu đơn xin xác nhận tài sản trên đất phải thể hiện đầy đủ các nội dung: Nhân thân (họ và tên, số CMND/CCCD); đặc điểm cơ bản của ngôi nhà trên mảnh đất đó (địa chỉ, diện tích,…).
Hồ sơ chứng minh bất động sản duy nhất
Hồ sơ chứng minh bất động sản duy nhất bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân có chữ ký của người chuyển nhượng, cam đoan chịu trách nhiệm về tính trung thực trong bản khai đó;
– Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà hoặc quyền sở hữu các công trình trên đất và cá nhân ký cam kết chịu trách nhiệm vào văn bản đó;
– Hợp đồng chuyển nhượng bất động sản;
– Các giấy tờ làm căn cứ xác định thuộc đối tượng được miễn thuế trong trường hợp chuyển nhượng bất động sản được miễn thuế thu nhập cá nhân.
Mời bạn xem thêm:
- XÁC ĐỊNH TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KÌ HÔN NHÂN
- GIẤY XÁC NHẬN NỢ CÓ ĐƯỢC COI LÀ TÀI SẢN GÓP VỐN CHO CÔNG TY?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về “Đơn xin xác nhận tài sản trên đất mới hiện nay” của Luật sư X. Chúng tôi mong rằng những thông tin chúng tôi mang đến có thể giúp bạn vận dụng trong công việc và cuộc sống.
Để được cung cấp thêm thông tin về các lĩnh vực khác như: thành lập công ty, công chứng ủy quyền tại nhà, quy định tạm ngừng kinh doanh, hợp pháp hóa lãnh sự, …của luật sư X, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Việc xác nhận, chứng minh cá nhân sở hữu tài sản duy nhất hiện nay tương đối phức tạp bởi vì pháp luật chưa có quy định cụ thể. Người xin xác nhận có thể đến trực tiếp UBND xã, phường, thị trấn nơi có hộ khẩu thường trú để yêu cầu xác nhận chỉ có một bất động sản duy nhất.
Tuy nhiên, trên thực tế, cơ quan thuế một số nơi chấp nhận nhưng cũng có một số nơi thì không, bởi UBND xã, phường, thị trấn chưa chắc đã bao quát, nắm được hết được bất động sản của người dân.
Khi làm thủ tục chứng minh bất động sản duy nhất Điểm b Khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC nêu rõ các điều khoản như sau:
– Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam được miễn thuế.
Nếu phát hiện sai sẽ bị coi là chậm nộp và bị phạt vi phạm về thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.
– Đối với trường hợp chuyển nhượng nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai sẽ không được miễn thuế thu nhập cá nhân.
Khi làm thủ tục hãy lưu ý rằng chỉ có một căn nhà hoặc một mảnh đất ở, nhưng sau khi được miễn thuế thu nhập cá nhân thì việc kê khai lại là sai sự thật thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
– Nếu trốn thuế dưới 100.000.000 đồng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt hành chính từ 0,5 đến 1,5 trên số tiền trốn thuế.
– Trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên có thể bị phạt tiền 100 triệu đồng đến 4,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 7 năm, tùy theo mức độ.
– Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề, làm công việc nhất định từ 1-5 năm, tịch thu một số hoặc toàn bộ tài sản,…
Việc chứng minh chỉ có một nhà ở duy nhất phải đáp ứng điều kiện:
– Tại thời điểm chuyển nhượng, cá nhân chỉ có duy nhất quyền sở hữu một nhà ở hoặc quyền sử dụng một thửa đất (bao gồm cả trường hợp có nhà ở hoặc công trình xây dựng gắn liền với thửa đất đó).
– Tính đến thời điểm chuyển nhượng, cá nhân có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở tối thiểu là 183 ngày.
– Nhà ở và quyền sử dụng đất ở phải được chuyển nhượng toàn bộ. Trường hợp cá nhân có quyền hoặc chung quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất ở duy nhất nhưng chuyển nhượng một phần thì không được miễn thuế cho phần chuyển nhượng đó.