Đốt pháo sáng khi xem bóng đá bị xử phạt thế nào

bởi

Người dân Việt Nam luôn mang trong mình một tình yêu cháy bỏng với bóng đá. Tình yêu của người hâm mộ bóng đá Việt Nam được thể hiện qua hình ảnh những sân vận động chất kín khán giả mỗi khi đội tuyển quốc gia thi đấu, qua không khí cuống nhiệt từ phía các khán đài, và đôi khi còn là cả những hành vi cổ động có phần quá khích. Những quả pháo sáng thường được các khán giả thắp lên mỗi khi đội nhà ghi bàn thắng vào lưới đối phương làm cho khung cảnh thêm phần sống động. Tuy vậy, thể hiện sự cuồng nhiệt bằng việc đốt pháo sáng là hành vi vi phạm pháp luật và rất có thể sẽ bị sử phạt.

Căn cứ:

  • Nghị định 36/2009/NĐ-CP
  • Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

1. Đốt pháo sáng trên khán đài khi xem bóng đá là vi phạm pháp luật

Pháo sáng được sản xuất ra và thường được trang bị và sử dụng trong công tác cứu hộ như là một dụng cụ phát tín hiệu trong trường hợp gặp nạn trên đất liền hoặc trên biển. Vì có mục đích sử dụng như vậy nên pháo sáng được thiết kế để khó bị dập tắt trong môi trường nước, có khả năng cháy trong khoảng thời gian hơn 1 phút và có thể gây ra những vết bỏng cấp độ 4 cho những người xung quanh. Với chức năng và độ nguy hiểm như vậy nên pháo sáng chỉ được cho phép sử dụng vào đúng mục đích và phải được sử dụng trong những trường hợp cụ thể. Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 36/2009/NĐ-CP quy định về quản lý sử dụng pháo không liệt kê pháo sáng vào danh sách những loại pháo được phép sử dụng. Cụ thể Điều 5 quy định như sau:

Điều 5. Các loại pháo, sản phẩm pháo được phép sử dụng

a) Pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất, nhập khẩu để tổ chức bắn pháo hoa đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép;

b) Pháo hoa do tổ chức, cá nhân nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cho phép và được Bộ Công an cấp giấy phép mang vào Việt Nam để dự thi bắn pháo hoa;

c) Pháo hiệu dùng trong các hoạt động báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, cứu hộ, cứu nạn, giao thông vận tải và hoạt động quân sự;

d) Các sản phẩm như: Pháo hoa lễ hội bằng giấy (trừ loại hoa có chứa kim loại), pháo điện, pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, bằng tre, trúc, kim loại; Que hương phát sáng; Các sản phẩm phát tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh được dùng trong các hoạt động văn hoá, văn nghệ không gây nên tiếng nổ.

Như vậy, việc đem theo pháo sáng vào sân bóng và đốt trên khán đài là hành vi bị pháp luật cấm. Những người có hành vi cổ vũ quá khích như vậy sẽ phải chịu hình thức xử phạt vi phạm hành chính

2. Xử phạt hành vi đốt pháo sáng trong sân vận động

Đốt pháo trong sân vận động là hành vi nguy hiểm có thể gây nguy hiểm cho những người xung quanh và bị pháp luật cấm. Do đó, căn cứ điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định về chế tài xử phạt hành vi đốt pháo trái pháp luật như sau:

Điều 10. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm

…..

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không kê khai và đăng ký đầy đủ các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ với cơ quan có thẩm quyền;

b) Sử dụng các loại pháo mà không được phép.

 

Như vậy, hành vi đốt pháo sáng trong sân vận động mà không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền hoặc ban tổ chức, ban quản lý sân thì sẽ bị xử phạt số tiền lên tới 2 triệu đồng. Do đó hãy thể hiện tình yêu với đội tuyển và cổ vũ có văn hóa và đúng pháp luật để tránh việc bị xử phạt không đáng có nhé.

Hy vọng bài viết có ích đối với quý độc giả

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm