“Xin chào luật sư. Cháu trai tôi bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng. Tuy nhiên, tôi vẫn chưa hiểu quy định áp dụng biện pháp xử lý này như thế nào? Đưa vào trường giáo dưỡng là hình thức xử lý vi phạm hành chính gì? Rất mong được luật sư hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!”
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 140/2021/NĐ-CP;
- Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012;
- Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020.
Nội dung tư vấn
Đưa vào trường giáo dưỡng là hình thức xử lý vi phạm hành chính gì?
Theo quy định tại Điều 91 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012:
– Đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 92 của Luật này nhằm mục đích giúp họ học văn hóa, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.
– Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ 06 tháng đến 24 tháng.
Đối tượng nào bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng?
Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng được quy định tại Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi khoản 47 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020. Bao gồm các đối tượng sau:
- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự.
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự, trừ những tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Hình sự.
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 90 của Luật này và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 4 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Các trường hợp không quy định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng được quy định tại khoản 5 Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi khoản 47 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020. Bao gồm các trường hợp dưới đây:
- Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
- Người đang mang thai có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;
- Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Hồ sơ, thủ tục đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng như thế nào?
Hồ sơ, thủ tục đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng được được hướng dẫn bởi Điều 13 Nghị định 140/2021/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
– Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển hồ sơ cho Trưởng Công an cấp huyện. Hồ sơ gồm:
- Văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị, xem xét áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
- Tài liệu, giấy tờ có trong hồ sơ đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định tại khoản 1 Điều 99 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
– Sau khi xem xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an cấp huyện chuyển hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp huyện để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Hồ sơ gồm:
- Văn bản của Trưởng Công an cấp huyện đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
- Tài liệu, giấy tờ có trong hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
– Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng do Công an cấp huyện hoặc Công an tỉnh trực tiếp lập, sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ thì Trưởng Công an cấp huyện hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh chuyển hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người thực hiện hành vi vi phạm để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Hồ sơ gồm:
- Văn bản của Trưởng Công an cấp huyện hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
- Tài liệu, giấy tờ có trong hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 99 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
– Việc giao, nhận hồ sơ phải được lập biên bản. Hồ sơ phải được đánh bút lục theo quy định.
Chế độ khen thưởng, kỷ luật với người bị đưa vào trường giáo dưỡng
Chế độ khen thưởng, kỷ luật với người bị đưa vào trường giáo dưỡng được quy định tại Điều 23 Nghị định 140/2021/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Về chế độ khen thưởng:
Học sinh chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, nội quy trường giáo dưỡng, có kết quả xếp loại học tập, rèn luyện, học nghề và lao động đạt loại Khá trở lên hoặc lập công thì được Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định khen thưởng bằng một trong các hình thức sau đây:
- Biểu dương; tặng giấy khen; tặng quà;
- Cho đi tham quan do trường giáo dưỡng tổ chức;
- Được thưởng 05 ngày về thăm gia đình, không kể thời gian đi đường và một khoản tiền để ăn, mua vé tàu, xe đi và về;
Trường hợp hết thời gian thưởng về thăm gia đình mà học sinh cố tình không trở lại thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng tổ chức đưa học sinh đó trở lại trường giáo dưỡng;
- Được đề nghị xem xét giảm hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng.
Về chế độ kỷ luật:
Học sinh vi phạm nội quy trường giáo dưỡng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà Hiệu trưởng trường giáo dưỡng quyết định xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức sau đây:
- Khiển trách;
- Cảnh cáo;
- Giáo dục tại phòng riêng không quá 05 ngày. Học sinh bị giáo dục tại phòng riêng phải làm bản kiểm điểm và tự kiểm điểm trước đội, tổ, nhóm hoặc lớp. Trong thời gian giáo dục tại phòng riêng, học sinh được tham gia học văn hóa.
Học sinh vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Có thể bạn quan tâm
- Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính
- Phân biệt xử lý hành chính và xử phạt vi phạm hành chính
- Phân biệt thời hiệu xử phạt và thời hiệu thi hành quyết định xử phạt hành chính
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Đưa vào trường giáo dưỡng là hình thức xử lý vi phạm hành chính gì?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 1 Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, có 05 hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
– Cảnh cáo;
– Phạt tiền;
– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
– Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
– Trục xuất.
Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng không phải là hình phạt theo quy định của BLHS. Người chưa thành niên phạm tội, nếu được áp dụng những biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, thì không bị coi là có án tích (Khoản 2 Điều 77 BLHS).
Khi đã chấp hành được ít nhất 1/2 thời hạn và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của nhà trường, toà án có thể quyết định chấm dứt thời hạn ở trường giáo dưỡng.