Con người ai cũng không hoàn hảo. Trong những tình huống vượt quá giới hạn chịu đựng; nhiều người sẽ không làm chủ được cảm xúc của bản thân. Tuy nhiên, không thể lấy điều đó để bao che cho những tổn thương mà bản thân đã gây ra cho người khác. Vậy hành vi dựng chuyện xúc phạm nhân phẩm của người khác có thể bị xử lý ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:
“Mới đây, mạng xã hội dậy sóng với một bài viết của nhóm mai táng trong vùng dịch. Nội dung bài viết nói về việc một người bà ngoại đã rút ống thở của chính cháu gái mới sinh của mình. Nguyên do được đưa ra là do con gái của bà bị khù khờ; bị dụ dỗ quan hệ khiến mang thai; và bà không thể chăm được cả hai mẹ con. Vụ việc nhận được nhiều ý kiến tiêu cực của mạng xã hội. Tuy nhiên, sau đó; một tình nguyện viên khác đã lên tiếng cho biết cháu bé đã chết trước khi được đưa vào bệnh viện. Không hề có việc bà ngoại rút ống thở của cháu như bài viết trước đó. Người đăng bài viết cũng đã lên tiếng xin lỗi người bà trong câu chuyện.”
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Thế nào là hành vi dựng chuyện xúc phạm nhân phẩm của người khác?
Là hành vi đưa những thông tin sai sự thật lên mạng xã hội; mà không xác minh tính đúng đắn của những thông tin đó; gây thiệt hại về danh dự, nhân phẩm của người bị dựng chuyện xúc phạm nhân phẩm.
Trách nhiệm hành chính đối với hành vi dựng chuyện xúc phạm nhân phẩm của người khác
Theo đó, hành vi dựng chuyện xúc phạm nhân phẩm của người khác là hành vi có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu gọi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP có thể bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Trách nhiệm hình sự đối với hành vi dựng chuyện xúc phạm nhân phẩm của người khác
Theo đó, hành vi này có thể phải đối mặt với 1 trong 2 tội danh sau:
Tội làm nhục người khác
Hành vi dựng chuyện xúc phạm nhân phẩm của người khác có thể phải chịu trách nhiệm về tội làm nhục người khác; và phải đối mặt với một trong số các hình phạt sau:
Phạt cảnh cáo; phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đối với hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.
Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm trong trường hợp: phạm tội 02 lần trở lên; đối với 02 người trở lên; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; đối với người thi hành công vụ; đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm trong trường hợp: gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; làm nạn nhân tự sát.
Tội vu khống
Hành vi dựng chuyện xúc phạm nhân phẩm của người khác có thể phải chịu trách nhiệm hình sự như sau:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm; phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm trong trường hợp: bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
Phạt tù từ 01 năm đến 03 năm trong trường hợp: có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; đối với 02 người trở lên; đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình; đối với người đang thi hành công vụ; sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm trong trường hợp: vì động cơ đê hèn; gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; làm nạn nhân tự sát.
Giải quyết tình huống
Trên thực tế, người có bài đăng dựng chuyện xúc phạm nhân phẩm của người khác đã livestream nói rõ về vụ việc hôm đó. Tuy nhiên, người đó chưa nói rõ và cũng chưa có một lời xin lỗi chân thành đến người bà ngoại trong câu chuyện. Do hành vi của người có bài đăng sai sự thật chỉ dừng ở mức bình thường; chưa có hành vi gì quá đáng xảy ra nên có thể chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức hình phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Có thể khẳng định không có hành vi gì quá đáng do người bà ngoại trong câu chuyện không sử dụng mạng xã hội; nên có lẽ chính bà cũng không thể biết được những lời lẽ cay nghiệt mà mạng xã hội đã dành cho bà chỉ vì một hành vi bà không làm. Có lẽ, cần có những chế tài nặng hơn đối với hành vi xúc phạm nhân phẩm của người khác; không xác thực tính đúng đắn của vụ việc gây hậu quả nghiêm trọng.
Có thể bạn quan tâm:
- Hành vi rút ống thở của cháu gái có thể bị xử lý như thế nào?
- Bác sĩ rút máy thở của bệnh nhân sẽ bị xử lý ra sao?
- Xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác bị xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Dựng chuyện xúc phạm nhân phẩm của người khác bị xử lý ra sao?“. Để biết thêm thông tin chi tiết về vụ việc hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Hành vi dựng chuyện xúc phạm nhân phẩm người khác khiến người bị xúc phạm tự tử có thể phải chịu hình phạt cao nhất lên đến 07 năm.
Hành vi làm nhục người khác chỉ là hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Còn hành vi vu khống người khác là hành vi bịa đặt, loan truyền tin đồn sai sự thật, gây ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích của người bị vu khống.