Dùng tiền âm phủ để mua xe ô tô: Tiền giả – Tội thật

bởi
Dùng tiền âm phủ để mua xe ô tô: Tiền giả - Tội thật

Thời gian gần đây, đội cảnh sát hình sự – công an quận Cầu Giấy vừa bắt được 2 đối tượng Đức Thịnh (1987) và Mạnh Thực (1988) dùng tiền âm phủ để giao dịch mua 1 chiếc Lexus trị giá 700.000.000 vnđ của anh D. Vậy hành vi trên là dấu hiệu của tội phạm gì? Mức xử phạt được quy định ra sao…. Mời các bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Căn cứ:

Nội dung tư vấn

1. Đây là hành vi cấu thành tội lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (bị xác định là tội phạm) là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối để người khác tin tưởng, giao tài sản cho người phạm tội. Việc kết luận tội danh trên phụ thuộc vào các dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm gồm: khách thể của tội phạm; Chủ thể của hành vi phạm tội; mặt khách quan của tội phạm; mặt chủ quan của tội phạm. Cụ thể như sau

Hành vi của Thịnh và Thực đã xâm phạm đên khách thể của tội phạm, cụ thể ở đây là xâm phạm quan hệ sở hữu của anh D. Đối tượng là tài sản (chiếc xe oto Lexus).

  •  Chủ thể của tội phạm :

Chủ thể trong tình huống này là chủ thể thường, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (đủ 16 tuổi trở lên).

  • Mặt khách quan

Theo quy định của bộ luật hình sự thì hành vi phạm tội của tội gồm 2 hành vi là hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt. Đây là 2 hành vi riêng biệt có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. 

Hành vi lừa dối là hành vi cố ý đưa thông tin không đúng sự thật khiến người khác tin đó là sự thật. Xét theo vụ việc ở trên, ta thấy hành vi gian dối ở đây là việc Thịnh và Thực đóng giả làm kẻ môi giới và người cần mua xe.Cả 2 đã dùng rất nhiều tiền âm phủ trộn lẫn vào 40 triệu đồng tiền mặt để tạo niềm tin với anh D. Sau đó, Thịnh và Thực tiếp tục hành vi lừa đảo bằng cách giả vờ muốn lái thử xe và chở anh D vào một quán cafe ở Trung Hòa, Cầu Giấy. Thịnh lừa anh vào quán cafe để Thực có cơ hội bỏ trốn cùng chiếc xe Lexus, còn bản thân sau đó cũng viện cớ ra ngoài nghe điện thoại để sau đó không quay trở lại.

Hành vi lừa đảo: Xét theo vụ việc trên, tài sản bị chiếm đoạt – xe Lexus trị giá 700 triệu VNĐ đang trong sự chiếm hữu của chủ tài sản của anh D. Vậy hình thức cụ thể của hành vi chiếm đoạt là tranh thủ lúc anh D không để ý Thực đã phóng xe lái đi mất. Khi Thực bỏ trốn cùng với chiếc xe cũng là lúc người này đã làm chủ được với tài sản định chiếm đoạt và người bị lừa dối là anh D đã mất khả năng làm chủ tài sản là chiếc Lexus trên thực tế. 

Như vậy, giữa hành vi lừa đảo và hành vi chiếm đoạt tài sản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Hành vi lừa dối anh D bằng số tiền âm phủ khiến anh tin tưởng giao xe cho Thực là điều kiện để hành vi chiếm đoạt tài sản của Mạnh và Thực xảy ra. Còn hành vi chiếm đoạt được chiếc xe oto của anh D là kết quả của hành vi lừa dối trên.

  • Mặt chủ quan: 

Thịnh và Thực đã thực hiện tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với lỗi cố ý trực tiếp. Cả hai đều nhận thức rõ hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác do mình thực hiện hành vi là gian dối, trái pháp luật, đồng thời thấy trước hậu quả của hành vi đó là tài sản của người khác bị chiếm đoạt trái pháp luật và mong muốn hậu quả đó xảy ra

Qua phân tích trên, có thể kết luận tội của cả 2 trong trường hợp này là tội lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản.

2. Mức phạt 

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

Căn cứ theo điều luật trên, với giá trị chiếc xe rơi vào khoảng 700.000.000 VNĐ thì Đức Thịnh – người trực tiếp lập kế hoạch và thực hiện hành vi lừa đảo sẽ phải chịu mức án phạt từ 12 đên 20 năm tù hoặc tù chung thân. Qua quá trình điều tra, mức án phạt có thể thay đổi tùy thuộc vào  các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ của vụ án

Còn Mạnh Thực tham gia phạm tội với vai trò người đồng phạm. Định nghĩa về đồng phạm được quy định tại Bộ luật hình sự 2015: 

Điều 17. Đồng phạm 

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

Trong trường hợp này,Thịnh là người chủ mưu lên kế hoạch cho hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, còn Thực tham gia với vai trò đồng phạm giúp sức tạo điều kiện cho Thịnh thực hiện hành vi phạm tội, Mức hình phạt đối với người đồng phạm được xem xét dựa trên căn cứ pháp lý sau:

Điều 58. Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm 

Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.

Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.Cũng tương tự với trường hợp của Thịnh, Tòa án sẽ xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của vụ án để đưa ra mức hình phạt đối với người đồng phạm. 

Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một tội phạm khá phổ biến trong thời gian gần đây. Vì vậy, mỗi chúng ta nên có ý thức đề cao cảnh giác khi tiếp xúc với người lại để tránh những trường hợp mất tài sản ngoài ý muốn.

Hy vọng bài viết “Dùng tiền âm phủ để mua xe ô tô: Tiền giả – Tội thật” có ích với bạn.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm