Được sử dụng hình ảnh các “Sao” để quảng cáo khi nào?

bởi Luật Sư X
Được sử dụng hình ảnh các "Sao" để quảng cáo khi nào?
Việc sử dụng hình ảnh của các ngôi sao hay là người nổi tiếng là hành vi khá phổ biến hiện này bởi có lẽ do hiệu quả của nó mạng lại khá lớn. Rõ ràng, việc sử dụng hình ảnh cá nhân của những người nổi tiếng để quảng cáo được cho là quyền nhưng chỉ những trong các trường hợp nhất định. Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X. 

Căn cứ:

  • Luật Quảng cáo 2012
  • Bộ luật dân sự 2015
  • Quyết định 27/2018/QĐ-TTg

Nội dung tư vấn:

1. Quyền hình ảnh của người nổi tiếng. 

Xây dựng quy định pháp luật nhằm bảo vệ các quyền chính đáng của công dân, quyền con người, và Hiến pháp là văn bản có hiệu lực cao nhất đã thực hiện được điều đó. Trong đó, quy định về quyền hình ảnh của mỗi cá nhân được ghi nhận rất rõ ràng. Tại Khoản 1 Điều 14 Hiến pháp 2013 quy định:

Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

Cụ thể hóa quy định trên thì Bộ Luật dân sự 2015 đã kế thừa và phát huy công lý thực thi quyền con người. Cụ thể, mỗi công dân co quyền với hình ảnh của mình mà không bất cứ ai được xâm phạm, bôi nhọ hay làm những hành động xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người có hình ảnh. Cụ thể được quy định tại Điều 32 Bộ luật dân sự 2015.

1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Theo đó, không chỉ riêng người nổi tiếng,  mà bất cứ ai đều có quyền hình ảnh cá nhân. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích gì đi nữa thì vẫn phải được sự đồng ý (trừ một số trường hợp). Hơn nữa, việc sử dụng hình ảnh nhằm mục đich thương mại phải trả phí. 2. Mức xử phạt khi sử dụng hình ảnh người nổi tiếng bừa bãi.  Phân tích như vậy không có nghĩa là cá nhân/tổ chức kinh doanh không được sử dụng hình ảnh người nổi tiếng để quảng cáo sản phẩm của mình. Nhưng việc sử dụng nó phải “hợp pháp”. Hợp pháp ở đây nghĩa là phải đúng trình tự, đúng quyền và đúng nghĩa vụ. Bằng việc xin phép và trả thù lao cho người mình dùng hình ảnh, cá nhân/tổ chức kinh doanh sẽ không vi phạm pháp luật. Và tất nhiên, nếu sử dụng trái với nguyên tắc này, cá nhân/tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt.  Hình thức và mức xử phạt tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm và hậu quả của hành vi sử dụng trái phép. Cụ thể, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ được đặt ra tùy từng trường hợp cụ thể:  Về xử phạt hành chính:  Điểm b khoản 3 Điều 51 Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định như sau: 

Điều 51. Vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định;

b) Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.

Theo đó, mức phạt tiền trong khoảng từ 20 – 30 triệu đồng cho hành vi quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý.  Về truy cứu trách nhiệm hình sự: Điều 197 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: 

Điều 197. Tội quảng cáo gian dối

1. Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, nếu đã bị xử lý hành chính về hành vi này mà còn vi phạm hoặc chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc mức độ hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị xử lý hình sự. Mức xử phạt đố với tội danh này thì người phạm tội bị phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Bên cạnh đó, Người phạm tội còn có thể bị áp dụng biện pháp xử bổ sung là phạt tiền từ 05 – 50 triệu đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm. Về trách nhiệm bồi thường:  Bên cạnh đó thì nếu việc sử dụng hình ảnh sai quy định mà gây ra thiệt hại, cá nhân/tổ chức vi phạm còn phải thực hiện việc bồi thường  Bằng việc thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại theo yêu cầu của người bị hại hoặc quyết định của Tòa án.

Điều 32. Bộ luật dân sự 2015

2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:

a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;

b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

Việc bồi thường thiệt hại về tình thần được dựa vào chi phí để khắc phục, thu hồi các ác phẩm gây hại. Bên cạnh đó, người bị hại được quyền yêu cầu tối đa 10 tháng lương cơ sở cho việc phải bù đắp tổn thất về tinh thần và danh dự do bị xâm phạm theo Điều 592 Bộ luật Dân sự năm 2015:

Điều 592: 

“1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

c) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Bởi vậy, đã là một người kinh doanh thông minh, hãy quảng cáo một cách thông minh và đúng luật nhé ! Hy vọng bài viết có ích cho bạn!

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Được sử dụng hình ảnh các “Sao” để quảng cáo khi nào? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.
5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm