Ép buộc nhân viên đi làm vào ngày lễ sẽ bị xử phạt nặng

bởi Hoàng Hà

Quan hệ lao động được hình thành dựa trên sự thỏa thuận giữa người lao động và bên sử dụng lao động về các vấn đề tiền lương, phụ cấp, thời gian làm việc, ngày nghỉ ,….  Vì thế, nếu người sử dụng lao động có hành vi ép nhân viên đi làm vào ngày lễ khi chưa có sự đồng thuận giữa 2 bên có thể bị phạt đến 50 triệu đồng!

Căn cứ:

Nội dung tư vấn

1. Người lao động có quyền được nghỉ vào dịp lễ,Tết 

Theo bộ luật lao động 2012, người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương vào những dịp lễ sau đây (Điều 115) 

  • Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
  • Tết âm lịch 5 ngày; 
  • Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
  • Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
  • Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);
  • Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Không giống như ngày nghỉ dịp cuối tuần, người lao động vẫn được hưởng nguyên lương trong những dịp nghỉ lễ trên. Căn cứ tính tiền lương để trả cho người lao động là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động của tháng trước liền kề, chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của người sử dụng lao động, nhân với số ngày người lao động nghỉ hằng năm, nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương.

Trong trường hợp nếu người lao động đồng ý đi làm ngày lễ , Tết, ngày người sử dụng lao động phải trả thêm cho nhân viên ít nhất bằng 300% theo điều 97 Bộ luật lao động:

Điều 97. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm 

1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Như vậy, công ty chỉ được xếp lịch làm việc cho nhân viên vào dịp lễ,tết nếu người lao động đồng ý và phải trả cho họ thêm ít nhất 300% tiền lương giờ thực trả cùng với tiền lương ngày lễ. 

2. Ép nhân viên đi làm vào ngày lễ sẽ bị xử phạt. 

Để bảo vệ quyền lợi và phát huy khả năng sáng tạo của nhân viên, pháp luật lao động đã quy định nguyên tắc đảm báo và tôn trọng sự thỏa thuận hợp pháp giữa các bên trong lĩnh vực lao động. Các thỏa thuận giữa 2 bên phải dựa trên cơ sở bình đẳng và tự nguyện. Vì thế, việc người sử dụng lao động ép buộc nhân viên đi làm vào dịp lễ, tết khi chưa có sự thỏa thuận, đồng ý của người lao động là hành vi trái pháp luật và sẽ bị xử lý theo Điều 14 Nghị định 95/2013/NĐ-CP, cụ thể:

  • Phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng với vi phạm từ 1 người đến 10 người lao động;
  • Phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
  • Phạt từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
  • Phạt từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
  • Phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 14 cũng quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật lao động; Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật lao động.

Khoản 4 của điều luật này quy định, phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 106 của Bộ luật lao động hoặc quá 12 giờ trong 1 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, Tết và ngày nghỉ hằng tuần.

Trường hợp, người lao động đồng ý đi làm thêm ngày nghỉ lễ, Tết thì người sử dụng lao động cũng phải đảm bảo các quy định tại Điều 106, Bộ luật lao động 2012: Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.

Việc được nghỉ hưởng nguyên lương vào mỗi dịp lễ, tết là quyền cơ bản của người lao động. Vì thế, mỗi nhân viên cầm nắm rõ quy định trên để đề phòng trường hợp lợi ích của bản thân bị xâm phạm. 

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm