Giám đốc hay người sử dụng lao động lạm dụng chức vụ quyền hạn của mình để sàm sỡ, quấy rối nhân viên sẽ bị xử phạt đến 300 nghìn đồng.
LSX xin đưa ra ý kiến tham khảo như sau:
Căn cứ:
- Bộ luật lao động 2012
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP
Nội dung tư vấn:
1. Sàm sỡ là hành vi bị nghiêm cấm
Cụ thể thì tại Điều 8 Bộ luật lao động năm 2012 có quy định rằng, hành vi quấy rối tình dục nơi công sở là hành vi bị đặc biệt nghiêm cấm:
Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
2. Ngược đãi người lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
3. Cưỡng bức lao động.
4. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
5. Sử dụng lao động chưa qua đào tạo nghề hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo nghề hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
6. Dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
7. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.
2. Xử lý
Người lao động luôn được pháp luật bảo vệ, do đó nếu hành vi này diễn ra thì người lao động hoàn toàn có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng, không đi làm mà không có nghĩa vụ đền bù mà chỉ cần báo trước 3 ngày, cụ thể:
Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
…
c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
Thời gian báo trước được quy định tại Khoản 2 Điều 37 Bộ luật lao động 2012:
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:
a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;
Ngoài ra, việc lạm dụng tình dục, quấy rối tình dục nhân viên có thể bị xử phạt hành chính Theo Quy định tại Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP nếu bị phạt hiện:
Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
Có thể thấy, mức xử phạt ở đây là cảnh cáo, phạt tiền đến 300.000đ. Mức phạt có thể rất thấp, tuy nhiên nếu hành vi quá đáng hơn liên quan đến hiếp dâm, cưỡng dâm sẽ bị xử lý theo pháp luật hình sự:
3. Khi bị sàm sỡ thì sao?
- Đối với việc dân sự lệ phí luôn được cố định (khoảng 200.000đ). Thời hạn kháng cáo, kháng nghị của việc dân sự sẽ ngắn hơn so với bản án dân sự.
- Đối với vụ án dân sự án phí sẽ phụ thuộc theo % giá trị tranh chấp. Thời hạn kháng cáo, kháng nghị dài hơn so với quyết định giải quyết việc dân sự.
Hi vọng bài viết sẽ có ích đối với các bạn!!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102