Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển năm 2022

bởi Ngọc Gấm
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển năm 2022

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển năm 2022. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Cũng giống như vận tải đường bộ; nếu muốn kinh doanh trong lĩnh vực vận tải biển; thì đòi hỏi chủ kinh doanh phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển là một trong những điều kiện cần để các chủ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vận tải biển. Vậy Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển năm 2022 được quy định như thế nào?

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển năm 2022. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Điều kiện kinh doanh vận tải biển tại Việt Nam

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 160/2016/NĐ-CP thì:

1. Kinh doanh vận tải biển là việc sử dụng tàu biển để kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý.

Điều kiện kinh doanh vận tải biển tại Việt Nam được quy định tại Điều 4 Nghị định 160/2016/NĐ-CP như sau:

  • Là doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải biển được thành lập theo quy định của pháp luật (sau đây viết tắt là doanh nghiệp)
  • Được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển khi đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 5, Điều 6 của Nghị định 160/2016/NĐ-CP.

Điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển quốc tế:

Ngoài quy định tại Điều 4 Nghị định 160/2016/NĐ-CP; doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển quốc tế còn phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Điều kiện về tài chính: Phải có bảo lãnh theo quy định của pháp luật với mức tối thiểu là 05 (năm) tỷ Đồng Việt Nam hoặc mua bảo hiểm để bảo đảm nghĩa vụ của chủ tàu đối với thuyền viên theo quy định.

– Điều kiện về tàu thuyền: Có quyền sử dụng hợp pháp tối thiểu 01 tàu biển; nếu tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam phải phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.

– Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải thiết lập hoặc thuê tổ chức bộ máy và nhân lực như sau:

  • Về tổ chức bộ máy, gồm: Bộ phận quản lý an toàn theo quy định của Bộ luật quốc tế về quản lý an toàn (ISM Code); bộ phận quản lý an ninh hàng hải theo quy định của Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và bến cảng (ISPS Code);
  • Về nhân lực: Người được giao phụ trách lĩnh vực quản lý an toàn, an ninh hàng hải phải được đào tạo, huấn luyện và được cấp chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.”

 Điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển nội địa:

Ngoài quy định tại Điều 4 Nghị định 160/2016/NĐ-CP, doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển nội địa còn phải đáp ứng điều kiện sau đây:

  • Có quyền sử dụng hợp pháp tối thiểu 01 tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển năm 2022
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển năm 2022

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển năm 2022

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển năm 2022 được quy định như thế nào?

– Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển bao gồm:

  • Tờ khai đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản;
  • Danh sách các chức danh kèm theo hồ sơ của từng chức danh và bằng, chứng chỉ liên quan của các chức danh quy định tại khoản 1 Điều 5 và khoản 1 Điều 6 của Nghị định này: 01 bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu;
  • Văn bản bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 5 hoặc khoản 2 Điều 6 của Nghị định này: 01 bản chính;
  • Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển: 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu.

– Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng hải Việt Nam.

– Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam có văn bản hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này; nếu hồ sơ hợp lệ, cấp giấy biên nhận hồ sơ cho người nộp.

– Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển và trả kết quả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển, Cục Hàng hải Việt Nam phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

– Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển được cấp theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 160/2016/NĐ-CP.

Như vậy thông qua quy định này bạn đã biết được Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển năm 2022 được quy định như thế nào? Tuy nhiên vào ngày 24 tháng 10 năm 2018, đã bãi bỏ quy định về Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển; nên kể từ thời điểm ngày 24 tháng 10 năm 2018 sẽ không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển nữa. Và để có thể kinh doanh vận tải biển không cần phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển kể từ ngày 24 tháng 10 năm 2022.

Quy định về cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển

– Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển được cấp lại trong các trường hợp sau:

  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển bị mất, bị rách nát hoặc bị hư hỏng;
  • Có sự thay đổi các nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển.

– Trình tự, thủ tục cấp lại

  • Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển bị mất, bị rách nát hoặc bị hư hỏng:

Doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển gửi Cục Hàng hải Việt Nam 01 Tờ khai đề nghị cấp lại theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Cục Hàng hải Việt Nam căn cứ hồ sơ lưu trữ để cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển cho doanh nghiệp.

  • Trường hợp có thay đổi nội dung trong Giấy chứng nhận:

Doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển gửi Cục Hàng hải Việt Nam 01 Tờ khai đề nghị cấp lại theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và các tài liệu liên quan đến việc thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển. Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện thủ tục cấp lại như đối với trường hợp cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 8 của Nghị định này.

– Doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin liên quan đến việc đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển.

– Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển được cấp lại phải ghi rõ việc hủy bỏ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển đã được cấp trước đó.

Quy định về thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển

– Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển bị thu hồi trong các trường hợp sau:

  • Doanh nghiệp, hợp tác xã vi phạm các điều kiện kinh doanh vận tải biển đến mức độ phải thu hồi theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải;
  • Theo đề nghị của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Cục Hàng hải Việt Nam ra quyết định thu hồi và thông báo cho các cơ quan liên quan biết, công bố thông tin doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển trên Cổng thông tin điện tử của Cục Hàng hải Việt Nam

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh vận tải biển năm 2022. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; mẫu đơn xin đổi tên trong giấy khai sinh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển?

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển tại Việt Nam phải được thành lập theo quy định của pháp luật. Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển, tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 49% vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển?

– Là doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển tại Việt Nam phải được thành lập theo quy định của pháp luật. Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển, tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không vượt quá 49% vốn điều lệ của doanh nghiệp.
– Có quyền sử dụng hợp pháp tối thiểu 01 tàu lai dắt; tàu lai dắt phải là tàu thuyền mang cờ quốc tịch Việt Nam

Điều kiện đối với tổ chức nước ngoài sử dụng tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài để kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển tại Việt Nam?

– Tổ chức nước ngoài chỉ được sử dụng tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài để kinh doanh dịch vụ lai dắt tàu biển tại Việt Nam khi tàu lai dắt mang cờ quốc tịch Việt Nam không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định. Định kỳ hàng năm, Bộ Giao thông vận tải thông báo về năng lực đội tàu lai dắt mang cờ quốc tịch Việt Nam.
– Tàu lai dắt mang cờ quốc tịch nước ngoài phải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường.
– Tổ chức nước ngoài phải có hợp đồng lai dắt với bên thuê lai dắt của Việt Nam.
– Tổ chức nước ngoài phải có chi nhánh hoặc văn phòng đại diện hoặc doanh nghiệp lai dắt Việt Nam được ủy quyền tại Việt Nam.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm