Hành hung phụ nữ có thai bị xử phạt thế nào?

bởi

“Phụ nữ luôn là đối tượng được quan tâm hàng đầu đối với nhà nước Việt Nam cũng như pháp luật Việt Nam. Đây luôn được coi là đối tượng được bảo vệ nhất vì khi có gì ảnh hưởng đến người mẹ thì người con trong bụng nhiều lúc cũng khó tránh khỏi. Vậy trong trường hợp hành hung phụ nữ có thai bị xử phạt thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây.”

Căn cứ:

Nội dung tư vấn

Cố ý gây thương tích

Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác là hành vi của một người cố ý làm cho người khác bị thương hoặc tổn hại đến sức khoẻ.

Được quy định tại điều 134 BLHS 2015, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được cấu tạo thành 7 khoản. Trong đó khoản 1 quy định cấu thành cơ bản đối với tội danh này, các khoản 2,3,4,5,6 quy định cấu thành tăng nặng cho người thực hiện hành vi. Khoản 7 quy định về các hình phạt bổ sung cần thiết để áp dụng. Mức cao nhất của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại khoản 6 điều 134 BLHS 2015 là tù chung thân.

Dấu hiệu pháp lý

a. Khách thể:quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền được tôn trọng và bảo vệ về sức khỏe của con người.

b. Mặt khách quan: là hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác trái pháp luật

– Trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân với tỷ lệ thương tật dưới 11% thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định nếu thuộc ít nhất một trong các trường hợp:

+ Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người (VD dùng dao nhọn)

+ Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân là hậu quả của hành vi cố ý gây thương tích hoặ gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân để lại trạng thái thất thường, không thể chữa trị được cho một bộ phận cơ thể của nạn nhân với tỷ lệ thương tật dưới 11 % khi thuộc một trong các trường hợp: làm mất bộ phận cơ thể của nạn nhân, làm mất chức năng bộ phận cơ thể của nạn nhân, làm ảnh hưởng đến thẩm mĩ của nạn nhân…

+ Phạm tội nhiều lần đối với cùng 1 người hoặc đối với nhiều người

– Hậu quả gây thương hoặc tổn hại sức khỏe của người khác ở mức mà điều luật quy định là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.

c. Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp

d. Chủ thể: là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên đối với trường hợp phạm tội theo quy định tại khoản 1, 2 và từ đủ 14 tuổi trở lên đối với trường hợp phạm tội theo quy định tại khoản 3, 4, điều 104 Bộ luật hình sự.

Đánh phụ nữ đang mang thai bị xử lý như thế nào?

Thứ nhất: Người hành hung phụ nữ có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự với tội cố ý gây thương tích và gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo

Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ xung 2017:

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

h) Có tổ chức;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

m) Có tính chất côn đồ;

n) Tái phạm nguy hiểm;

o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

Vậy nếu việc đánh phụ nữ đang mang thai với tỷ lệ thương cơ thể dưới 11% có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; từ 11% đến 30% thì có thể bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm; với tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% thì có thể bị phạt tù từ 7 năm đến 12 năm tù.

Thứ hai: Người gây thương tích còn phải bồi thường về tinh thần khi hành hung phụ nữ có thai.

Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm… và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.

Mức bồi thường tinh thần đã được luật hóa quy định theo Bộ luật dân sự 2015 và chi tiết tại Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP như sau:

Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm: Mức bồi thường chung khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trước hết do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho tất cả những người thân thích của người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, số lượng người thân thích của họ, nhưng tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm: Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại trước hết do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm: Mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị xâm phạm trước hết do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, nhưng tối đa không quá 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Như vậy, hành hung người khác đã là sai rồi, mà giờ lại còn là phụ nữ có thai thì hình phạt còn nặng hơn nữa.

Xem thêm bài viết:

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về pháp luật hình sự tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về bài viết Hành hung phụ nữ có thai bị xử phạt thế nào? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Cố ý gây thương tích là gì?

Cố ý gây thương tích là hành vi cố ý xâm phạm thân thể, gây hại đến sức khỏe người khác, được xác định bằng thương tích cụ thể. Đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của con người.

Đánh người để đòi nợ, phạm tội gì?

Thông thường, nếu đánh người và gây thương tích cho người khác, người vi phạm sẽ bị phạt hành chính từ 02 – 03 triệu đồng (theo điểm e khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP) hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích với mức phạt tù lên đến 20 năm hoặc tù chung thân tùy theo tỉ lệ thương tích.

Tội giết người bị xử tử hình trong trường hợp nào?

Theo điều 123 Bộ Luật hình sự, phạt tù từ 12 năm đến 20 năm; tù chung thân hoặc tử hình nếu giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Giết 02 người trở lên;
Giết người dưới 16 tuổi;
Giết phụ nữ mà biết là có thai;
Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng; thầy giáo; cô giáo của mình;
Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm