Hành vi đánh mẹ vì không cho mượn điện thoại bị xử lý với tội danh gì?

bởi DuongLinh
con trai đánh mẹ dã man vì không được cho mượn điện thoại

Tình mẫu tử vốn được coi là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Có thể thấy; cha mẹ luôn giành hết những thứ tốt nhất cho con cái. Nhưng nhiều người con lại không hiểu điều đó; mà lại luôn đòi hỏi từ cha mẹ những điều vô lý. Nếu không được đáp ứng thì sẵn sàng sử dụng bạo lực. Vậy hành vi đánh mẹ vì không cho mượn điện thoại có thể đối mặt với tội danh nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây:

“Mới đây; mạng xã hội xôn xap 1 clip một thanh niên dùng nạng chống chân thẳng tay đánh mẹ. Theo đoạn clip; người phụ nữ trung niên đang nằm trên giường chơi đùa cùng 2 cháu bé. Đúng lúc này; một nam thanh niên cởi trần đi vào đứng trước mặt người phụ nữ và yêu cầu người phụ nữ đưa điện thoại cho mình mượn. Tuy nhiên người phụ nữ đã không đồng ý. Bực mình; nam thanh niên đã dùng nạng chống chân đánh liên tiếp vào người phụ nữ cho đến khi được cho mượn điện thoại.”

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Thế nào là hành vi đánh người?

Đánh người là hành vi của một người; cố ý tấn công làm cho người khác bị thương hoặc tổn hại đến sức khoẻ của họ. Hành vi đánh người; tùy theo mức độ vi phạm; mà người có hành vi vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trách nhiệm hành chính đối với hành vi đánh mẹ vì không cho mượn điện thoại

Quy định tại Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP; hành vi đánh mẹ có thể đối mặt với những mức phạt sau:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp: sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình; không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

Trách nhiệm hình sự đối với hành vi đánh mẹ vì không cho mượn điện thoại

Cũng theo đó; hành vi đánh mẹ vì không cho mượn điện thoại có thể đối mặt với các tội danh: “tội cố ý gây thương tích” và “tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình”.

Đối với “tội cố ý gây thương tích

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong trường hợp: đối với ông, bà, cha, me, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%.

Phạt tù từ 02 năm đến 06 năm trong trường hợp: gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm trong trường hợp: gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

Phạt tù từ 07 năm đến 14 năm trong trường hợp: gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

Đối với “tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình”

Phạt cảnh cáo; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong trường hợp: thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần; đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm trong trường hợp: đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu; đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.

Giải quyết tình huống

Từ đoạn clip; đến thời điểm hiện tại vẫn chưa xác minh được tỷ lệ thương tích của người mẹ; cũng như độ tuổi của người con để đưa ra mức hình phạt thích hợp. Tuy nhiên, có thể thấy; người con trai có thể phải đối mặt với một trong các mức hình phạt đã được nêu trong bài.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Hành vi đánh mẹ vì không được cho mượn điện thoại bị xử lý với tội danh gì?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Nếu hành vi đánh đập của con khiến cha, mẹ chết thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Tùy thuộc vào mức độ hành vi của người con; người con có thể đối mặt với 02 tội danh: Tội giết người và Tội cố ý gây thương tích.

Con dâu đánh đập bố mẹ chồng có thể bị xử lý về “tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình” không?

Con dâu đánh đập bố mẹ chồng không bị xử lý về “tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình. Vì trên thực tế; chủ thể mà tội danh này hướng tới là những người được liên kết với nhau bởi 3 mối quan hệ: nuôi dưỡng, hôn nhân và huyết thống.

Hành vi đánh con nuôi có thể bị xử lý về “tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình” không?

Hành vi đánh con nuôi có thể bị xử lý về “tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm