Hành vi giết người vì không muốn trả nợ bị xử lý thế nào theo quy định?

bởi DuongLinh
Giết người vì không muốn trả nợ

Việc vay nợ sau đó không có tiền trả là một việc rất bình thường trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc đòi nợ dồn dập của chủ nợ khiến không ít người quẫn trí; dẫn đến tự sát. Nhiều người thì trộm cắp để mong trả hết nợ. Nhưng cũng có những người; sẵn sàng giết người vì không muốn trả nợ. Vậy hành vi giết người vì không muốn trả nợ sẽ bị xử lý thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:

Tình huống

“Ngày 11/8; Công an huyện Ứng Hòa nhận được tin trình báo của gia đình anh Nguyễn Trung Đ. về việc anh Đ. đi khỏi nhà và mất tích từ ngày 9/8. Sáng 13/8; Công an huyện Ứng Hòa triệu tập đối tượng Vương Văn Đoàn đến trụ sở làm việc. Theo lời khai của nghi phạm Đoàn; tháng 7/2021; y đặt một sợi dây chuyền bạc cho anh Đ. để vay số tiền 4 triệu đồng. Do không muốn trả, lấy lại dây chuyền và chiếm đoạt thêm tiền; Đoàn gọi điện cho anh Đ nói muốn cầm cố xe máy để chuộc lại dây chuyền và vay thêm tiền.

Sau đó; anh Đoàn chở Đ. đến trang trại; sau khi giao xe máy cho Đ. và lấy lại được dây chuyền; hai bên xảy ra tranh cãi. Đoàn rút con dao rựa (đã dấu sẵn trong đống rơm) từ phía sau chém nạn nhân rồi bỏ chạy.

Trong quá trình giằng co; cả 2 lăn xuống vệ sông; Đoàn dùng tay, chân dìm nạn nhân xuống sông cho đến khi nạn nhân tử vong thì kéo nạn nhân lên khu vực ao cá. Đối tượng dùng tấm vải bạt quấn xác nạn nhân; dìm xuống nước rồi lấy gạch đè lên, sau đó về nhà ngủ. Đến 19h cùng ngày; do trời mưa lớn; đối tượng sợ xác nạn nhân sẽ nổi lên nên Đoàn kéo cái xác lên; dùng dao phân thi thể nạn nhân.”

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Thế nào là hành vi giết người?

Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật.

Trách nhiệm hình sự đối với hành vi giết người vì không muốn trả nợ

Hành vi giết người vì không muốn trả nợ có thể phải đối mặt với các hình phạt sau:

Hình phạt chính đối với hành vi giết người vì không muốn trả nợ

Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm; tù chung thân; tử hình trong trường hợp: giết 02 người trở lên; giết người dưới 16 tuổi; giết phụ nữ mà biết là có thai; giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; thực hiện tội phạm một cách man rợ; bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; thuê giết người hoặc giết người thuê; có tính chất côn đồ; có tổ chức; tái phạm nguy hiểm; vì động cơ đê hèn.

Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm trong trường hợp: giết người nhưng không rơi vào trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Hình phạt bổ sung đối với hành vi giết người vì không muốn trả nợ

Người giết người vì không muốn trả nợ còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Giải quyết tình huống

Từ thực tế cho thấy; đối tượng có thể phải đối mặt với mức hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm; tù chung thân; tử hình; với tình tiết định khung hình phạt “Thực hiện tội phạm một cách man rợ”.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Hành vi giết người vì không muốn trả nợ bị xử lý thế nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết về vụ việc hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Thế nào là hành vi giết người không trái pháp luật?

Hành vi giết người không trái pháp luật thuộc trường hợp giết người theo quy định của pháp luật như: thi hành án tử hình,…

Trường hợp giết người do bị tấn công trước xử lý ra sao?

Trường hợp giết người do bị tấn công trước sẽ có thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu như rơi vào trường hợp phòng vệ chính đáng. Trong trường hợp này; việc phòng vệ phải xảy ra hợp lý và phù hợp. Tức là nếu như người tấn công đã không còn khả năng gây nguy hiểm nhưng người bị tấn công vẫn thực hiện hành vi phòng vệ. Thì đó không được coi là phòng vệ chính đáng và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh sẽ phải đối mặt với các mức hình phạt nào?

Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh sẽ phải đối mặt với hình phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm