Hành vi làm giả giấy khám sức khỏe bị xử phạt như thế nào?

bởi MinhThu
Hành vi làm giả giấy khám sức khỏe bị xử phạt như thế nào?

Hiện nay, rất nhiều các giao dịch, thủ tục hành chính hay theo quy định của pháp luật yêu cầu phải nộp giấy khám sức khỏe để dùng xin việc cho người lao động; làm thủ tục nhập học cho sinh viên; hay nộp giấy giám sức khỏe để là thủ tục kết hôn với người nước ngoài,….Tuy nhiên do quá trình khám sức khẻ ở các cơ sở y tế quá rườm rà; mất thời gian,…; lợi dụng điểm yếu này mà nhiều đối tượng đã có hành vi làm giả giấy khám sức khỏe:

“Ngày (4/8), Công an tỉnh Lạng Sơn cho biết; vừa bắt giữ 9 người trong đường dây làm giả giấy khám sức khỏe cho những người có nhu cầu. Cơ quan chức năng xác định, từ tháng 5 đến tháng 7; các nhân viên, cộng tác viên của Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe mô tô Trường An (xã Hoàng Đồng, TP Lạng Sơn); làm giả hơn 100 giấy khám sức khỏe cho người đăng ký thi sát hạch cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A1, A2 để trục lợi.

Vậy hành vi Hành vi làm giả giấy khám sức khỏe bị xử phạt như thế nào theo quy định pháp luật? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp luật

Nội dung tư vấn

Giấy khám sức khỏe là gì?

Giấy khám sức khỏe là loại giấy tờ xác minh được tình trạng sức khỏe tổng quát do các bệnh viện; các y bác sĩ cấp của một bệnh nhân theo một mẫu chung nhất định. Sau khi đưa ra hết tình trạng của bệnh nhân; các bác sĩ sẽ phải đưa ra kết luận chung để bên bệnh nhân có thể nắm được tình trạng sức khỏe của mình.

Giấy khám sức khỏe chỉ có giá trị sử dụng khi có xác nhận của trưởng khoa; hoặc của bác sĩ khám trực tiếp cho bệnh nhân. Theo quy định hiện nay, giấy khám sức khỏe có 02 loại: một loại là giấy A4 hai mặt, một loại là A3 gập đôi 04 mặt. Để có được loại giấy khám sức khỏe này; các bạn có thể đến bất cứ bệnh viện hoặc cơ sở y tế nào để khám sức khỏe.

Các yếu tố cấu thành hành vi làm giả giấy khám sức khỏe

Theo quy định tại Điều 341 Bộ luật hình sự năm 2015, và Luật sửa đổi Bộ luật hình sự năm 2017;  tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan; tổ chức khi có đủ các dấu hiệu tội phạm như sau:

Về mặt chủ thể của tội phạm

Hiện nay, theo quy định của Bộ luật hình sự; người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự mà những người này không mắc các bệnh mất khả năng về nhận thức như bệnh tâm thần, bệnh đao;… có thể là bất kể người nào bởi vì chủ thể của loại tội phạm này không phải là các chủ thể đặc biệt theo quy định của Bộ luật hình sự.

Về mặt khách thể của tội phạm

Người phạm tội có hành vi xâm phạm các hoạt động bình thường; tác động lên các đối tượng như các giấy tờ, con dấu giả, xâm phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực trật tự; quản lý hành chính của nhà nước về quản lý các giấy tờ, tài liệu, các con dấu được sử dụng trong các cơ quan nhà nước.

Xem thêm: Làm giả giấy tờ, tài liệu của cơ quan bị tội gì?

Hành vi làm giả giấy khám sức khỏe bị xử phạt như thế nào?

Theo điều 341 Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017; về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức:

“Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức:

Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu; tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật; thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Đồng phạm

Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định:

“Điều 17. Đồng phạm

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

Việc mua bán giấy khám sức khỏe giả gây nhiều ảnh hưởng xấu đến các cơ quan, nhà nước, gây mất trật tự an toàn xã hội; gây thiệt hại về tài sản, kinh tế, xã hội, uy tín của các cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền và thậm chí là chính bản thân những người mua bán giấy khám sức khỏe. Do đó, để ngăn ngừa, cần có sự chung tay của cộng động trong việc đẩy lùi nạn làm giả giấy tờ của một số bộ phận đi ngược lại pháp luật vì mục đích tư lợi. 

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Hành vi làm giả giấy khám sức khỏe bị xử phạt như thế nào?“. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi hường gặp

Mua giấy khám sức khỏe bị phạt như thế nào?

Đối với người sử dụng tài liệu giả (giấy khám sức khỏe) để thực hiện hành vi trái pháp luật; có thể bị phạt từ 30.000.000 đến 60.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ; hoặc phạt tù tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.
Khung hình phạt cao nhất của tội này lên đến 07 năm tù giam 


Làm giả hồ sơ bệnh án tâm thần để thoát tội bị xử lý như thế nào?

Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ; quyền hạn thực hiện việc sửa chữa; làm sai lệch nội dung, giấy tờ, làm và cấp giấy tờ giả… thì có thể bị phạt tù cao nhất là 20 năm tù.
Tội nhận hối lộ. Theo đó, mức phạt tù cao nhất trong trường hợp này có thể là tử hình.
Ngoài ra còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm; có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng; tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm