Hành vi truy sát người khác đến tử vong có thể phải chịu hình phạt gì?

bởi PhuongMai
Hành vi truy sát người khác đến tử vong có thể phải chịu hình phạt gì?

Mâu thuẫn trong cuộc sống là điều thường xuyên xảy ra. Việc các bà vợ bắt quả tang chồng ngoại tình; sau đó ra tay trừng trị tiểu tam là việc được xã hội ủng hộ. Tuy nhiên, nhiều trường hợp; đứng sau tiểu tam là cả một thế lực lớn quản lý và sẵn sàng đánh đập; truy sát lại chính thất thì câu chuyện đã rẽ sang một hướng khác. Vậy hành vi truy sát người khác đến tử vong có thể phải chịu hình phạt gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:

“Mới đây, VKSND tỉnh Bắc Giang đã hoàn tất cáo trạng; truy tố Nguyễn Sinh Mạnh cùng 5 đồng phạm khác với tội danh giết người, cố ý gây thương tích. Tối 10/11/2020; chị Ngân và em họ thuê tài xế Bách chở đến quán karaoke tìm gặp nữ nhân viên P của quán nói chuyện; vì chị Ngân cho rằng nữ nhân viên P đã quan hệ với chồng mình. Tại đây, nhóm xảy ra xô xát. Nghi ngờ P bị nhóm chị Ngân hàng hung. Mạnh đã cùng 5 người khác truy đuổi xe của tài xế Bách. Khiến xe tài xế này tông vào ô tô tải đang làm đường; lôi từng người xuống đánh đập. Anh Bách tử vọng, chị Ngân tổn hại 19% sức khỏe. Sau đó, nhóm này còn giả vờ livestream giúp người bị tai nạn.”

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Trách nhiệm hình sự đối với hành vi truy sát người khác đến tử vong

Theo đó, hành vi truy sát người khác dẫn đến tử vong đã rơi vào hành vi giết người. Theo quy định tại Điều 123 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Người có hành vi này có thể đối mặt với những hình phạt sau:

  • Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm trong trường hợp: giết 02 người trở lên; giết người dưới 16 tuổi; giết phụ nữ mà biết là có thai; giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; thực hiện tội phạm một cách man rợ; bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; thuê giết người hoặc giết người thuê; có tính chất côn đồ; có tổ chức; tái phạm nguy hiểm; vì động cơ đê hèn.
  • Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với hành vi giết người.

Trách nhiệm hình sự đối với hành vi đánh bị thương người khác khi đang truy sát người khác đến tử vong

Theo đó, hành vi đánh bị thương người khác khi đang truy sát người khác đến tử vong có thể bị xử lý với tội danh “Cố ý gây thương tích”.

  • Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong trường hợp: dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; …..
  • Phạt tù từ 02 năm đến 06 năm trong trường hợp: gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%; phạm tội 02 lần trở lên; tái phạm nguy hiểm; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
  • Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm; tù chung thân trong trường hợp: làm chết 02 người; gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cở thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

Trách nhiệm hình sự đối với hành vi ngăn mọi người giúp đỡ người bị nạn khi đang truy sát người khác dẫn đến người đó tử vong

Dù rất khó để rơi vào; nhưng cũng có thể có trường hợp. Khi việc không cứu giúp của chính thủ phạm khiến nạn nhân tử vong. Thủ phạm có thể đối mặt với tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

  • Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm; phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm trong trường hợp: thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết.
  • Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm trong trường hợp: người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm; người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.
  • Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm trong trường hợp: dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết.

Tổng hợp hình phạt tù trong trường hợp phạm nhiều tội

Theo quy định tại Điều 55 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); cách tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội là:

  • Nếu hình phạt đã tuyên cùng là hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn; thì các hình phạt được cộng lại thành hình phạt chung. Hình phạt chung không vượt quá 03 năm với cải tạo không giam giữ; không quá 30 năm với hình phạt tù có thời hạn.
  • Nếu hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn thì 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển thành 01 ngày tù để tổng hợp như trên.
  • Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân.
  • Nếu hình phạt nặng nhất là tử hình thì hình phạt chung là tử hình.
  • Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác. Các hình phạt tiền được cộng lại thành hình phạt chung.
  • Trục xuất không tổng hợp với các hình phạt khác.

Giải quyết tình huống

Trên thực tế, Mạnh và 5 đồng phạm đã bị truy tố về tội “giết người” và “cố ý gây thương tích”. Theo đó, khả năng cao Mạnh và đồng phạm sẽ đối mặt với hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm; tù chung thân; tử hình với tội giết người; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với hành vi cố ý gây thương tích.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Hành vi truy sát người khác đến tử vong có thể phải chịu hình phạt gì?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Hành vi truy sát người khác đến tử vong có thể bị xử lý với tình tiết nào?

Hành vi truy sát người khác đến tử vong có thể bị xử lý với tình tiết “giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.

Trong vụ án hình sự có thể giải quyết việc bồi thường thiệt hại không?

Trong vụ án hình sự có thể giải quyết việc bồi thường thiệt hại.

Thế nào là đồng phạm?

Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm