Thanh niên người Việt Nam bị dìm chết tại Nhật-Hung thủ bị xử lý thế nào?

bởi PhuongMai
Nam thanh niên Việt Nam bị dìm chết tại Nhật Bản

Xuất khẩu lao động, đi du học nước ngoài là con đường được nhiều người Việt Nam chọn lựa. Đặc biệt là xuất khẩu lao động. Ở nông thôn, nhiều thanh niên lựa chọn con đường này. Sau vài năm, họ có đủ khả năng xây nhà và sống dư dả. Chính điều đó đã tạo nên suy nghĩ về một tương lai tươi sáng cho nhiều người khác. Nhưng họ đâu biết, những điều họ đang nhìn thấy chỉ là bề nổi của tàng băng chìm. Mới đây, cộng đồng mạng xôn xao về clip 1 nam thanh niên người Việt Nam bị 2 nam thanh niên người nước ngoài dìm chết giữa phố đông người tại Nhật Bản:

“Xung quanh có rất nhiều người chứng kiến nhưng không một ai dám đứng ra can ngăn. Nhiều nguồn tin cho biết; sau khi bị đẩy xuống nước, nam thanh niên đó đã bám được vào phao cứu sinh; nhưng một nam thanh niên người nước ngoài đã quay lại; đạp, ném chai thủy tinh về phía nam thanh niên người Việt Nam khiến nam thanh niên chìm xuống dẫn đến cái chết của anh. Khi cảnh sát xuất hiện thì đã không kịp. Nhân chứng có mặt tại hiện trường cho biết; 2 nam thanh niên người nước ngoài có thể là người Indo hoặc Nepan”. Vậy Nam thanh niên người Việt Nam bị dìm chết tại Nhật – Hung thủ sẽ bị xử lý thế nào?

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Nội dung tư vấn

Từ đoạn clip cũng như thông tin được chia sẻ trên các trang mạng xã hội; vụ việc được cho là xảy ra tại Nhật bản. Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật này trong trường hợp xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam. Vậy làm cách nào để xác định pháp luật nước nào sẽ được áp dụng trong trường hợp này? Việc Thanh niên người Việt Nam bị dìm chết tại Nhật-Hung thủ bị xử lý thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Hiệu lực pháp luật của Bộ luật Hình sự Việt Nam

Để xác định được pháp luật nước nào sẽ được áp dụng trong trường hợp này; cần xác định những vấn đề liên quan xoay quanh vụ việc.

Thứ nhất, về địa điểm xảy ra vụ việc. Địa điểm xảy ra vụ việc trên được xác định là Nhật Bản. Thường khi xử lý một vụ việc; nơi xảy ra vụ việc sẽ là nơi được ưu tiên hơn về thẩm quyền xử lý.

Thứ hai, về chủ thể gây ra tội phạm. Theo nhiều nguồn tin, chủ thể gây ra tội phạm là 2 thanh niên người Indo hoặc Nepan. Tuy nhiên, chưa xác định được quốc tịch của người thực hiện hành vi phạm tội. Vì có thể có khả năng họ là người nước ngoài; cư trú tại Nhật Bản và hiện đang mang quốc tịch Nhật Bản. Từ đó cho thấy; có thể có ít nhất 2 quốc gia liên quan đến vụ việc trên gồm có: Nhật Bản và Việt Nam.

Thứ ba, giữa Việt Nam và Nhật Bản chưa ký kết bất cứ hiệp định nào về tương trợ tư pháp.

Từ đó cho thấy, khả năng vụ việc trên sẽ được xét xử theo pháp luật Nhật Bản. Vậy nếu vụ việc được xét xử tại Việt Nam; 2 người nước ngoài nam thanh niên người Việt Nam sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Trách nhiệm hình sự phải chịu theo quy định của pháp luật Việt Nam

Đối với 2 nam thanh niên người nước ngoài

Theo nhiều nguồn tin, sau khi nam thanh niên bị đẩy xuống hồ; anh đã bám được vào phap cứu sinh. Tuy nhiên sau đó; 1 trong 2 nam thanh niên nước ngoài kia đã quay lại; đạp và dùng chai thủy tinh ném về phía anh. Nam thanh niên sau đó đã tuột khỏi phao cứu sinh.

Đối với nam thanh niên người nước ngoài tham gia đánh nam thanh niên người Việt Nam.

Tôi danh mà nam thanh niên này phải chịu là “Tội cố ý gây thương tích” theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Tùy theo mức độ thương tích của nam thanh niên người Việt Nam sau khi có kết quả giám định pháp y; mức hình phạt cao nhất nam thanh niên này phải chịu là phạt tù lên đến 20 năm, tù chung thân.

Đối với nam thanh niên người nước ngoài quay lại dìm chết nam thanh niên người Việt Nam

Có thể thấy hành vi của nam thanh niên này rơi vào tội danh “Tội giết người“. Do trước khi nam thanh niên người Việt Nam bị dìm; nam thanh niên này đã có hành vi đánh nam thanh niên người Việt Nam. Tội danh của nam thanh niên người nước ngoài này là Tội giết người; quy định tại điểm e khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Mức hình phạt cao nhất mà nam thanh niên này có thể phải chịu là 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Đối với những người có mặt tại hiện trường trong khi nam thanh niên người Việt Nam bị dìm chết tại Nhật

Theo quy định tại khoản 1 Điều 132 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); những người có mặt tại hiện trường có thể bị xử về “Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng” nếu đáp ứng đủ những điều kiện sau:

Thứ nhất, những người này thấy nam thanh niên người Việt Nam.

Thứ hai, nam thanh niên người Việt Nam đang ở trong tình trạng nguy hiểm.

Thứ ba, tình trạng nguy hiểm đó có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người thanh niên.

Thứ tư, họ có điều kiện để cứu giúp nam thanh niên đó.

Thứ năm, họ không cứu giúp; chính sự thờ ơ đó dẫn đến cái chết cho nam thanh niên.

Giải quyết vụ việc nam thanh niên người Việt Nam bị dìm chết tại Nhật

Trên thực tế, do vụ việc xảy ra tại Nhật Bản; giữa Việt Nam và Nhật Bản không có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp nên vụ việc sẽ được xử lý theo pháp luật Nhật Bản. Tuy nhiên, Việt Nam có quyền được cử đoàn luật sư sang Nhật tham gia phiên tòa; đảm bảo công bằng, công lý cho người bị hại.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Nam thanh niên người Việt Nam bị dìm chết tại Nhật-Hung thủ sẽ bị xử lý thế nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư, hãy sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp nào bị coi là xuất, nhập cảnh trái phép?

Xuất cảnh, nhập cảnh trái phép là hành vi ra khỏi biên giới Việt Nam hoặc vào lãnh thổ Việt Nam mà không có giấy phép theo quy định của pháp luật Việt Nam về xuất cảnh, nhập cảnh.

Người Việt Nam phạm tội ở nước ngoài sẽ do pháp luật nước nào điều chỉnh?

Tùy thuộc vào địa điểm người phạm tội hiện đang ở và điều ước quốc tế mà người Việt Nam phạm tội ở nước ngoài có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam.

Có thể dẫn độ người phạm tội từ Nhật Bản về Việt Nam hay không?

Không do hiện tại Việt Nam và Nhật Bản chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm