Hành vi vận chuyển tiền tệ trái phép qua biên giới bị xử lý như thế nào?

bởi PhuongMai
Bốn người vận chuyển tiền tệ trái phép bị xử lý như thế nào?

Do có vị trí địa lý quan trọng; đường biên giới dài và tiếp giáp với 3 nước: Trung Quốc, Lào, Campuchia; vùng biên giới lại là núi đồi; lực lượng biên phòng mỏng; gây khó khăn trong việc kiểm soát các loại hàng hóa được nhập vào Việt Nam. Chính điều này đã tạo thời cơ thuận lợi cho nhiều đối tượng vận chuyển hàng hóa, tiền tệ,… trái phép mà không qua kiểm soát của Nhà nước. Vậy hành vi vận chuyển tiền tệ trái phép qua biên giới thì bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

“Tối 6/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an An Giang ra quyết định khởi tố 4 bị can gồm: Phạm Thanh Sang (39 tuổi); Nguyễn Văn Lê (37 tuổi); Hồ Tuấn Linh (40 tuổi); Nguyễn Văn Minh (30 tuổi) về tội vận chuyển tiền tệ trái phép qua biên giới. Được biết, trước đó vào ngày 24/9/2019; bốn bị can đang vận chuyển trái phép 470.000 USD từ Campuchia về Việt Nam thì bị lực lượng chức năng phát hiện. Tuy nhiên, 4 bị can lúc đó đã kịp tẩu thoát sang Campuchia. Sau đó, vào ngày 30/10/2020; Công an bắt quả tang bắt được 4 bị can đang vận chuyển 51 kg vàng qua biên giới. Được biết 4 bị can thực hiện hành vi dưới sự chỉ đạo của Mười Tường.”

Căn cứ pháp lý

Thế nào là hành vi vận chuyển tiền tệ trái phép qua biên giới?

Hành vi vận chuyển tiền tệ qua biên giới là hành vi vận chuyển qua biên giới; từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa; tiền Việt Nam, ngoại tệ; kim khí quý; đá quý.

Trách nhiệm hành chính đối với hành vi vận chuyển tiền tệ trái phép qua biên giới?

Đối với hành vi vận chuyển tiền tệ trái phép qua biên giới, tùy thuộc vào giá trị vật phạm pháp; người thực hiện hành vi này sẽ phải đối mặt với các mức xử lý hành chính sau; quy định tại Điều 13 Nghị định 128/2020/NĐ-CP:

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp vật phạm pháp trị giá dưới 30.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi vật phạm pháp trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp vật phạm pháp trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.

Phạt từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vật phạm pháp trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng trong trường hợp vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trách nhiệm hình sự đối với hành vi vận chuyển tiền tệ trái phép qua biên giới?

Người có hành vi vận chuyển tiền tệ trái phép qua biên giới có thể phải đối mặt với một trong các mức phạt sau; quy định tại Điều 189 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017):

Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm; phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm trong trường hợp:

Một, đồ vận chuyển qua biên giới trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.

Hai, dưới 100.000.000 đồng nhưng rơi vào các trường hợp: đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc một trong các điều 188, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; vật phạm pháp là di vật, cổ vật.

Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm trong các trường hợp: có tổ chức; vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; vật phạm pháp là bảo vật quốc gia; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; phạm tội 02 lần trở lên; tái phạm nguy hiểm.

Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm hoặc phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng trong trường hợp vật phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Giải quyết tình huống

Hiện tại, cảnh sát đã khởi tố 4 bị can với tội danh “Vận chuyển tiền tệ trái phép qua biên giới”. Tổng kết cả hai lần vận chuyển; 4 đối tượng đã vận chuyển tổng cộng 470.000 USD và 51 kg vàng. Theo giá trị quy đổi năm 2019, số tiền 4 bị can vận chuyển là 10.882.850.000 đồng. Với trị giá 1 USD vào năm 2019 là 23.155 đồng. Theo giá trị quy đổi năm 2020; số vàng 4 đối tượng vận chuyển trị giá khoảng 75.969.600.000 đồng. Giá 1 chỉ vàng năm 2020 là 5.600.000 đồng; 1 kg tương đương với 266 chỉ vàng. Bốn đối tượng đã vận chuyển khoảng 86.852.450.000 đồng trái phép vào biên giới Việt Nam.

Từ dữ liệu trên cho thấy, bốn bị cáo có thể phải đối mặt với mức hình phạt cao nhất lên đến 10 năm tù giam hoặc phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Hành vi vận chuyển tiền tệ trái phép qua biện giới bị xử lý như thế nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết về vụ việc hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Thế nào là hành vi buôn lậu?

Hành vi buôn lậu là hành vi buôn bán qua biên giới; buôn bán từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa; tiền Việt Nam, ngoại tệ; kim khí quý, đá quý.

Thế nào là di vật, cổ vật?

Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.

Vận chuyển bảo vật quốc gia trái phép qua biên giới bị xử lý như thế nào?

Hành vi vận chuyển bảo vật quốc gia trái phép qua biên giới có thể phải chịu hình phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm