Công khai thủ tục hành chính là một hoạt động của cơ quan tố tụng hành chính với mục đích đưa những quy định tố tụng hành chính vào đời sống người dân, tạo điều kiện cho những cá nhân, tổ chức tìm hiểu những quy định tố tụng hành chính. Bên cạnh đó, người dân cũng có thể giám sát được những cơ quan hành chính nhà nước trong việc giải quyết những vi phạm hành chính và giám sát được những cán bộ, công chức khi họ có sai phạm. Như vậy việc công khai thủ tục hành chính giúp củng cố thêm sự dân chủ trong bộ máy nhà nước, tạo sự gắn kết cho nhà nước với người dân. Vậy hình thức công khai thủ tục hành chính được quy định như thế nào? Bao gồm những hình thức nào?
Trong bài viết sau LSX hi vọng sẽ giải đáp được những thắc mắc liên quan đến vấn đề này cho các bạn.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 92/2017/NĐ-CP
Thông tư 02/2017/TT-VPCP
Thủ tục hành chính là gì?
Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.
Trong đó:
- Trình tự thực hiện là thứ tự các bước tiến hành của đối tượng và cơ quan thực hiện thủ tục hành chính trong giải quyết một công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức.
- Hồ sơ là những loại giấy tờ mà đối tượng thực hiện thủ tục hành chính cần phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính trước khi cơ quan thực hiện thủ tục hành chính giải quyết một công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức.
- Yêu cầu, điều kiện là những đòi hỏi mà đối tượng thực hiện thủ tục hành chính phải đáp ứng hoặc phải làm khi thực hiện một thủ tục hành chính cụ thể.
Công khai thủ tục hành chính được quy định như thế nào?
Thông tin về thủ tục hành chính đã được người có thẩm quyền công bố theo quy định tại Điều 15 của Nghị định này phải được công khai đầy đủ, thường xuyên, rõ ràng, đúng địa chỉ, dễ tiếp cận, dễ khai thác, sử dụng và phải được đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.
Hình thức công khai thủ tục hành chính gồm những hình thức nào?
Hình thức công khai thủ tục hành chính được quy định tại Khoản 6 Điều 1 Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính, cụ thể như sau:
- Thủ tục hành chính đã được người có thẩm quyền công bố phải được công khai đầy đủ, chính xác, kịp thời theo các hình thức sau:
- Công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.
- Công khai tại trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính thông qua việc niêm yết hoặc sử dụng các hình thức điện tử phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật trên cơ sở quyết định công bố thủ tục hành chính hoặc kết xuất, kết nối, tích hợp dữ liệu thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.
- Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở kết nối, tích hợp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.
- Ngoài hình thức công khai bắt buộc tại khoản 1 Điều này, việc công khai thủ tục hành chính có thể thực hiện theo các hình thức khác phù hợp với điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị và đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Yêu cầu khi công khai thủ tục hành chính là gì?
Tại Điều 14 Thông tư 02/2017/TT-VPCP quy định như sau:
Yêu cầu của việc công khai thủ tục hành chính tại trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính
- Việc công khai thủ tục hành chính phải được tổ chức thực hiện kịp thời, đảm bảo thủ tục hành chính được công khai đúng ngày Quyết định công bố có hiệu lực thi hành; không công khai các thủ tục hành chính đã hết hiệu lực thi hành.
- Việc công khai thủ tục hành chính phải bảo đảm chính xác, rõ ràng, đầy đủ các thủ tục hành chính và bộ phận tạo thành thủ tục hành chính theo Quyết định công bố và dữ liệu được kết xuất từ Cơ sở dữ liệu quốc gia đối với thủ tục hành chính trong Quyết định công bố danh mục thủ tục hành chính; tạo thuận lợi tối đa cho tổ chức, cá nhân tiếp cận, tìm hiểu và thực hiện thủ tục hành chính; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, đồng thời có cơ sở, điều kiện để thực hiện quyền giám sát quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính của cán bộ, công chức nhà nước.
- Trong trường hợp các thủ tục hành chính được công khai có mẫu đơn, mẫu tờ khai thì các mẫu đơn, mẫu tờ khai phải được đính kèm ngay sau thủ tục hành chính; bản giấy thủ tục hành chính được niêm yết công khai phải bảo đảm không bị hư hỏng, rách nát, hoen ố; trường hợp công khai dưới hình thức điện tử thì mẫu đơn, mẫu tờ khai phải sẵn sàng để cung cấp cho cá nhân, tổ chức thực hiện khi có yêu cầu.
Như vậy, việc công khai thủ tục hành chính tại trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính phải đáp ứng những yêu cầu nêu trên theo quy định pháp luật.
Công khai thủ tục hành chính thuộc phạm vi và trách nhiệm của cơ quan nào?
Tại Điều 12 Thông tư 02/2017/TT-VPCP quy định:
Phạm vi và trách nhiệm công khai thủ tục hành chính tại trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính
Việc công khai thủ tục hành chính tại trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 16, Điều 17 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung. Cụ thể như sau:
- Cơ quan, đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam có nhiệm vụ trực tiếp tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức có trách nhiệm thực hiện công khai kịp thời, đầy đủ các thủ tục hành chính thuộc phạm vi thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết.
- Các cơ quan, đơn vị có nhiệm vụ trực tiếp tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại địa phương phải thực hiện công khai kịp thời, đầy đủ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết.
- Cơ quan, tổ chức được cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền ủy quyền thực hiện dịch vụ công công khai đầy đủ các thủ tục hành chính được ủy quyền.
Do đó, công khai thủ tục hành chính tại trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi và trách nhiệm của cơ quan đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam có nhiệm vụ trực tiếp tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức có trách nhiệm thực hiện công khai kịp thời, đầy đủ các thủ tục hành chính thuộc phạm vi thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Công khai thủ tục hành chính về đất đai
- Thực trạng thủ tục hành chính hiện nay
- Các loại thủ tục hành chính về đất đai theo quy định
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Hình thức công khai thủ tục hành chính” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như Giấy phép sử dụng băng tần cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Nguyên tắc “4 tại chỗ” là đảm bảo việc: Tiếp nhận – Thẩm định – Phê duyệt – Trả kết quả TTHC được thực hiện ngay tại Trung tâm Phục vụ hành chính công theo quy trình giải quyết áp dụng cho từng TTHC cụ thể.
Với nguyên tắc này, hồ sơ TTHC ngay khi tiếp nhận sẽ được kiểm tra thành phần, thẩm định nội dung, tính pháp lý rồi mới tiếp nhận. Người dân, doanh nghiệp sẽ thực hiện nộp phí, lệ phí theo hình thức thu hộ hoặc thanh toán trực tuyến. Ngay sau khi tiếp nhận, hồ sơ sẽ được thực hiện số hóa toàn bộ, xử lý trên phần mềm điện tử và áp dụng chữ ký số để phê duyệt kết quả, in ấn, phát hành kết quả TTHC ngay tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Kết quả TTHC sẽ được trả qua hệ thống điện tử hoặc bản giấy theo yêu cầu của người dân, doanh nghiệp.
Thủ tục hành chính có những đặc trưng:
1) Thủ tục hành chính tuy do nhiều cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức thực hiện nhưng cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ, công chức thuộc những cơ quan này là chủ thể chủ yếu;
2) Thủ tục hành chính đo pháp luật hành chính quy định và có tính chất bắt buộc đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
3) Thủ tục hành chính có nhiều loại khác nhau;
4) Thủ tục hành chính gắn với công tác công văn, giấy tờ của Nhà nước.
Thủ tục hành chính có 3 loại: Thủ tục hành chính nội bộ, thủ tục hành liên hệ và văn thư hành chính.
Toàn bộ các quy phạm pháp luật về thủ tục hành chính tạo thành chế định thủ tục hành chính – chế định quan trọng của luật hành chính. Chỉ có các hoạt động quản lí hành chính nhà nước đã được quy phạm thủ tục hành chính điều chỉnh mới là thủ tục hành chính. Còn các hoạt động tổ chức – tác nghiệp cụ thể nào đó trong hoạt động quản lí hành chính không được các quy phạm thủ tục hành chính điều chỉnh thì không phải là thủ tục hành chính.