Kết hôn là kết quả mà bất kỳ một đôi yêu nhau nào cũng mong muốn hướng đến. Tuy nhiên, cũng có nhiều cặp vợ chồng sau quá trình sinh sống vì nhiều lý do họ quyết định ly hôn. Nhưng hạnh phúc thì luôn rộng mở với mỗi người. Việc tìm được một người muốn ngắn bó với ta cả cuộc đời không phải là điều dễ dàng. Do đó mà khi tìm được người đó và hai người muốn thực hiện đăng ký kết hôn thì quá trình đang ký kết hôn lần hai có gì khác so với lần đầu tiên. Hãy cùng với Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Kết hôn lần thứ hai được hiểu như thế nào?
Kết hôn lần hai là việc một người đã chấm dứt quan hệ hôn nhân theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án; hôn nhân chấm dứt vì lí do vợ, chồng chết; bị tòa án tuyên bố là đã chết. Hiện nay, người đó lại tiến hành đăng ký kết hôn với một người khác.
Điều kiện để thực hiện đăng ký kết hôn lần hai
Căn cứ theo quy định tại điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Như vậy, việc đăng ký kết hôn lần thứ hai cần phải đảm bảo các điều kiện về độ tuổi; sự tự nguyện; năng lực hành vi dân sự và không thuộc vào các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ để tiến hành đăng ký kết hôn lần hai
Để đăng ký kết hôn lần hai cần chuẩn bị hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu;
- Bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
- Chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoăc bản sao sổ hộ khẩu của hai bên;
- Trường hợp đã ly hôn thì cần xuất trình Bản án ly hôn đơn phương; quyết định công nhận thuận tình ly hôn của Tòa án;
- Trường hợp khác thì các bên phải cung cấp: Giấy chứng tử của vợ/chồng cũ; quyết định tuyên bố mất tích.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết đăng ký kết hôn lần hai
Đối với trường hợp đăng ký kết hôn lần hai có yếu tố nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền giải quyết có thể là Uỷ ban nhân dân cấp xã, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Cơ quan đại diện ngoại giao. Cụ thể:
Theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 123/2015/NĐ-CP UBND xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam thường trú tại địa bàn xã đó với công dân của nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam, tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam, nơi công dân Việt Nam thường trú.
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Hộ tịch, UBND cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn đối với các trường hợp sau đây:
- Kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
- Giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau;
- Giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
Ngoài ra, cơ quan đại diện ở khu vực lãnh sự nơi cư trú của bên nam; bên nữ là công dân Việt Nam có thẩm quyền đăng ký kết hôn trong trường hợp hai bên nam nữ tiến hành đăng ký tại nước ngoài:
- Cả hai bên đều là công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài;
- Giữa công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài với người nước ngoài.
Thủ tục thực hiện đăng ký kết hôn lần hai
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ theo quy định
Bước 2. Nộp hồ sơ đã chuẩn bị đên cơ quan có thẩm quyền
Bước 3. Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết của cơ quan có thẩm quyền
Sau khi tiếp nhận hồ sơ công chức hộ tịch tư pháp kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Sau khi xác định hồ sơ đã đùng và đủ theo quy định; nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch.
Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 08 ngày làm việc.
Nếu đủ điều kiện kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch phải báo cáo để Chủ tịch UBND cấp xã cấp Giấy chứng nhận kết hôn.
Mời bạn đọc xem thêm
- Đăng ký kết hôn qua mạng được tiến hành như thế nào?
- Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tại khu vực biên giới
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X; chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu tư vấn về các vấn đề liên quan của luật sư X; hãy liên hệ: 0833.102.102
Câu hỏi thướng gặp
Theo pháp luật hôn nhân và gia đình các trường hợp cấm kết hôn gồm:
– Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
– Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
– Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn; chung sống như vợ chồng với người khác; chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
– Kết hôn; chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Dù là đăng ký kết hôn lần hai thì cũng sẽ được miễn đối công dân Việt Nam cư trú ở trong nước. Trường hợp đăng ký kết hôn lần 2 là kết hôn có yếu tố nước ngoài, lệ phí đăng ký sẽ do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định.
Hai vợ chồng đã từng kết hôn nhưng sau đó lại ly hôn và việc ly hôn đã được Tòa án xác nhận bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật thì tình trạng hôn nhân của hai người là đã ly hôn. Do đó, nếu muốn trở thành vợ chồng thì bắt buộc hai người phải đăng ký kết hôn với nhau tại cơ quan có thẩm quyền. Đây là quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình: Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn