Pháp luật hiện hành quy định phán quyết trọng tài là chung thẩm. Các bên theo đó có nghĩa vụ phải thi hành. Tuy nhiên, Tòa án có thể tuyên hủy phán quyết trọng tài trong một số trường hợp nhất định. Vậy hủy phán quyết trọng tài được quy định như thế nào? Hãy tham khảo ngay bài viết của Luật sư X về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015);
Luật Trọng tài thương mại 2010 (Luật TTTM 2010).
Nội dung tư vấn
Phán quyết trọng tài? Quyền yêu cầu hủy phán quyết trọng tài?
Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp thương mại và chấm dứt tố tụng trọng tài.
Về nguyên tắc, quyết định trọng tài là chung thẩm, các bên phải có nghĩa vụ thi hành. Tuy nhiên, trên thực tế có thể có những quyết định trọng tài bị tuyên hủy. Để đảm bảo quyền lợi của đương sự, Điều 69 Luật TTTM 2010 quy định trong trường hợp các bên không đồng ý với quyết định của trọng tài thì trong thời hạn 30 mươi ngày kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, một bên có quyền yêu cầu tòa án huỷ phán quyết ấy nếu có đủ căn cứ chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong các trường họp quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật TTTM 2010.
Những trường hợp phán quyết trọng tài bị tuyên hủy
Khoản 2 Điều 68 Luật TTTM 2010 quy định phán quyết của trọng tài thuộc một trong các trường hợp sau đây thì có thể bị Tòa án tuyên hủy theo yêu cầu của một trong các bên:
- Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận vô hiệu;
- Thành phần Hội đồng, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái luật;
- Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng;
- Phán quyết có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng;
- Chứng cứ mà Hội đồng dùng làm căn cứ để ra phán quyết là giả mạo;
- Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết;
- Phán quyết trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Thủ tục yêu cầu hủy phán quyết trọng tài
Thẩm quyền giải quyết
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 37, điểm o khoản 2 Điều 39, khoản 3 Điều 414 BLTTDS 2015 và điểm g khoản 2 Điều 7 Luật TTTM 2010 thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết là có cơ quan có thẩm quyền tuyên hủy phán quyết đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận lựa chọn tòa án khác.
Hồ sơ yêu cầu hủy
- Đơn yêu cầu hủy phán quyết của trọng tài đảm bảo các nội dung tại khoản 1 Điều 70 Luật TTTM 2010 (ngày, tháng, năm làm đơn; tên, địa chỉ của bên có yêu cầu; yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài nào (số quyết định, tên trung tâm trọng tài đã giải quyết tranh chấp) và căn cứ yêu cầu huỷ;
- Bản sao phán quyết trọng tài và thỏa thuận trọng tài đã được chứng thực hợp lệ;
- Tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu hủy phán quyết là có căn cứ và hợp pháp.
Lưu ý: các loại giấy tờ gửi kèm theo đơn bằng ngoại ngữ phải được dịch ra tiếng Việt và chứng thực.
Thủ tục yêu cầu Tòa án hủy phán quyết của trọng tài
Điều 415 BLTTDS và Điều 72 Luật TTTM 2010 quy định thủ tục yêu cầu và giải quyết yêu cầu như sau:
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được phán quyết, bên có yêu cầu phải làm đơn yêu cầu và gửi đến Tòa án có thẩm quyền.
- Sau khi thụ lý đơn, Toà án thông báo ngay cho Trung tâm trọng tài, các bên tranh chấp và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý, Chánh án chỉ định một Hội đồng xét đơn (gồm ba Thẩm phán).
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được chỉ định, Hội đồng xét đơn phải mở phiên họp để xét yêu cầu huỷ phán quyết.
- Tòa án tuyên huỷ hoặc không huỷ phán quyết, việc thảo luận và ra phán quyết thực hiện theo đa số. Phán quyết của Tòa án có giá trị chung thẩm.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định, Tòa án gửi quyết định cho các bên, Trung tâm trọng tài và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
- Nếu Tòa án ra quyết định hủy, các bên có quyền khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Tòa án.
Tạm đình chỉ giải quyết yêu cầu để trọng tài khắc phục sai sót
- Theo yêu cầu của một bên, Tòa án có thể tạm đình chỉ việc giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trong tối đa 60 ngày để phía Trọng tài khắc phục sai sót tố tụng trọng tài theo quan điểm của mình.
- Hội đồng trọng tài phải thông báo cho Tòa án biết về việc khắc phục sai sót tố tụng. Nếu phía Trọng tài không tiến hành khắc phục sai sót tố tụng thì Hội đồng xét đơn tiếp tục giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.
Có thể bạn quan tâm
- Các vấn đề pháp lý và lợi thế của thỏa thuận trọng tài thương mại
- Sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động của trọng tài thương mại
- Thủ tục công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài
Liên hệ Luật sư
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Hủy phán quyết trọng tài”. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng trọng tài giải quyết toàn bộ nội dung vụ tranh chấp thương mại và chấm dứt tố tụng trọng tài.
– Ngày, tháng, năm làm đơn;
– Tên, địa chỉ của bên có yêu cầu;
– Yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài nào (số quyết định, tên trung tâm trọng tài đã giải quyết tranh chấp);
– Căn cứ yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài.
– Bản sao phán quyết trọng tài và thỏa thuận trọng tài đã được chứng thực hợp lệ;
– Tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu hủy phán quyết là có căn cứ và hợp pháp.