Hiện nay, tình trạng đưa và nhận hối lộ tại nước ta khá phổ biến, hai hành vi này gắn kết chặt chẽ với nhau và cùng xâm phạm đến trật tự quản lí hành chính nhà nước, dẫn đến đất nước ngày càng suy thoái. Vì vậy, để giảm bớt tình trạng này, nhà nước khuyến khích người dân tố giác tội nhận hối lộ và miễn truy cứ trách nhiệm hình sự đối với người đưa hối lộ. Nhưng khi nào thì người đưa hối lộ được miễn trách nhiệm hình sự?Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật Hình sự).
Nội dung tư vấn
1. Hành vi đưa hối lộ là gì?
– Theo quy định của Bộ luật hình sự đã sửa đổi, bổ sung năm 2017 tại Điều 364 khoản 1 thì tội đưa hối lộ là:
1. Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
b) Lợi ích phi vật chất.
– Như vậy, khi một người nào đó dùng tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để đưa cho người có chức vụ quyền hạn qua hình thức trung gian hoặc trực tiếp với mục đích để người này làm hoặc không làm một việc gì đó cho người đưa hối lộ thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Tuy nhiên, trên tinh thần của nhà làm luật nhằm để khuyến khích những người có hành vi đưa hối lộ ăn năn, hối cải và tố giác tội nhận hối lộ thì hiện nay Bộ luật hình sự đã có quy định thêm trường hợp miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi đưa hối lộ.
2. Trường hợp miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đưa hối lộ
Như chúng ta đã biết, để có tội nhận hối lộ thì phải có tội đưa hối lộ. Tức là hành vi đưa hối lộ sẽ dẫn đến hành vi nhận hối lộ, nó tồn tại và liên kết với nhau. Do vậy, muốn giảm được hành vi nhận hối lộ thì phải giảm được hành vi đưa hối lộ. Nên hiện nay, tại khoản 7 điều 364 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định sẽ xem xét miễn trách nhiệm hình sự đối với chủ thể đưa hối lộ mà chủ động khai báo.
‘”7. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ”
Tức là nếu việc đưa hối lộ mà người đưa hối lộ chủ động khai báo cho cơ quan chức năng thì có thể được cơ quan tố tụng xem xét để miễn trách nhiệm hình sự đối với hành vi này. Bởi vì, thực tế cho thấy người nhận hối lộ là những người nắm giữ chức vụ, quyền hạn và người đưa hối lộ là những người yếu thế hơn so với người nhận hối lộ nên pháp luật ưu đãi cho họ đặc quyền nếu sau khi bị ép buộc đưa hối lộ nhưng có hành vi ăn năn hối cải và chủ động đi tố giác người nhận hối lộ thì có thể được xem là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ
– Tóm lại, trường hợp người đưa hối lộ được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành thể hiện tính khoan hồng của pháp luật nước ta và khuyến khích động viên tất cả người dân tích cực đứng lên tố cáo các tiêu cực trong xã hội như tham những, đặc biệt quy định này của pháp luật còn mang sứ mệnh đấu tranh và phòng chống tội phạm của luật hình sự. Điều này giúp người có ý nghĩ đưa hối lộ có thể sớm tỉnh ngộ, nhận thức việc làm nào là đúng đắn cho xã hội và giúp người có hành vi đưa hối lộ ăn năn, thành khẩn khai báo cho cơ quan chức năng để được hưởng khoan hồng của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Hi vọng bài viết hữu ích đối với bạn!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về Hình sự tại Việt Nam.
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833102102