Hiện nay, các tai nạn giao thông thương tâm xảy ra do va chạm giữa các xe do khoảng cách giữa các phương tiện quá gần, không đảm bảo an toàn không còn quá hiếm gặp. Vì thế nên, pháp luật đã có những quy phạm nhằm điều chỉnh tình trạng này khi ban hành các điều luật liên quan đến khoảng cách an toàn giữa các xe khi tham gia giao thông. Sau đây, Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết “Khoảng cách an toàn giữa các xe khi tham gia giao thông QĐ 2022” để độc giả có thể hiểu rõ hơn vấn đề pháp lý và xã hội trên!
Căn cứ pháp lý:
Khoảng cách an toàn giữa các xe khi tham gia giao thông theo QĐ là bao nhiêu?
Theo khoản 1 Điều 12 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông trên đường bộ:
– Người lái xe phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình.
– Ở nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo: Về nguyên tắc, khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình
Dẫn chiếu Điều 11 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông như sau:
(1) Khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo.
(2) Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường
– Trong điều kiện mặt đường khô ráo, khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau:
Tốc độ lưu hành (km/h) | Khoảng cách an toàn tối thiểu (m) |
V = 60 | 35 |
60 < V ≤ 80 | 55 |
80 < V ≤ 100 | 70 |
100 < V ≤ 120 | 100 |
Khi điều khiển xe chạy với tốc độ dưới 60 km/h, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn giao thông.
– Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn trị số ghi trên biển báo hoặc trị số được quy định khi mặt đường khô ráo nêu trên.
– Đối với trường hợp xe đi trên cao tốc, khoảng cách an toàn tối thiểu trên cao tốc cũng dựa vào tốc độ của xe khi tham gia giao thông như quy định trên.
Mức xử phạt đối với phương tiện là xe ô tô vi phạm khoảng cách an toàn
Căn cứ vào điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với phương tiện là xe ô tô không giữ khoảng cách an toàn
“3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
4. Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 5 Điều này;
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
g) Không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc;
7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này”
Như vậy, đối với phương tiện là ô tô nếu không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm thì sẽ bi xử phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng, không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc bị xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng.
Mức xử phạt đối với phương tiện là xe mô tô, xe gắn máy vi phạm khoảng cách an toàn
Căn cứ vào điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với phương tiện là xe mô tô, xe gắn máy không giữ khoảng cách an toàn
Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm đ, điểm e, điểm h khoản 2; điểm d, điểm g, điểm i, điểm m khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 4; khoản 5; điểm b khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm d khoản 8 Điều này;
b) Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt;
c) Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”;
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;
b) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 8 Điều này;
Như vậy, đối với xe máy, xe mô tô và các loại xe tương tự không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng; không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông bị phạt tiền 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, Ngoài ra , người điều khiển phương tiện còn sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 1-3 tháng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Năm 2022, lỗi hỗn hợp khi tham gia giao thông xử phạt như thế nào?
- Xe ô tô tham gia giao thông mở mui trần có bị xử phạt hay không năm 2022?
- Che biển số xe máy khi tham gia giao thông có bị phạt không năm 2022?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Khoảng cách an toàn giữa các xe khi tham gia giao thông QĐ 2022“. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến dịch vụ đổi tên khai sinh Bắc Giang,… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Câu hỏi thường gặp:
Nhằm ngăn chặn những tình trạng bất trắc thường xuyên diễn ra như xe sau đâm xe trước, xe trước dừng lại đột ngột đụng vào xe sau,… pháp luật đã có quy định về khoảng cách an toàn giữa 2 xe khi tham gia giao thông bao nhiêu mét? và được quy định tại:
Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
Về nguyên tắc, khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình.
Ở nơi có biển báo “Cự ly tối thiểu giữa hai xe” phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn trị số ghi trên biển báo.