Nhiều người thắc mắc đã có khởi tố vụ án sao lại còn có khởi tố bị can? Đây cũng là điều dễ hiểu vì nó cũng là khái niệm dễ gây nhầm lẫn nếu như không am hiểu kiến thức pháp luật hình sự. Nếu khởi tố vụ án là khởi tố về hành vi có dấu hiệu phạm tội thì khởi tố bị can là khởi tố người hoặc pháp nhân có dấu hiệu là người phạm tội. Vậy khái niệm này được quy định ra sao? Quy định pháp luật về vấn đề này như thế nào? Làm sao để phân biệt với khởi tố vụ án? Trong nội dung bài viết dưới đây Luật sư X sẽ cung cấp thông tin về khởi tố bị can cho bạn đọc hiểu rõ hơn.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Khởi tố bị can là gì?
Khởi tố bị can là việc quyết định bằng văn bản của Cơ quan điều tra đối với một người khi có đủ căn cứ xác định người đó đã thực hiện hành vi phạm tội. Quyết định này là cơ sở pháp lý để áp dụng các biện pháp ngăn chặn cần thiết và tiến hành các biện pháp điều tra đối với người đó. Cần chú ý là, đối với một người tuy chưa thực hiện các mặt khách quan của tội phạm cụ thể. Nhưng đang hoặc đã thực hiện việc tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện; hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện một tội rất nghiêm trọng; hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng (giai đoạn chuẩn bị phạm tội) thì vẫn có thể bị khởi tố.
Có thể bạn quan tâm:
Quy định pháp luật về khởi tố bị can
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự có đủ căn cứ xác định một người đã thực vi phạm tội. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố bị can. Quyết định khởi tố bí mật ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định; họ tên. để. vụ người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình của bị can; bị khởi tố về tội gi; theo điều khoản nào của Bộ luật hình sự; thời gian; địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm.
Khi ra quyết định phải giao quyết định và giải thích quyền và nghĩa vụ cho bị can. Yêu cầu bị can kí vào biên bản giao nhận. Đồng thời, gửi ngay quyết định nàycho Viện kiểm sát cùng cấp.
Trường hợp cần thay đổi; hoặc bổ sung quyết định thì Cơ quan điều tra ra quyết định thay đổi; hoặc bổ sung rồi gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp và bị can.
Quyết định này là cơ sở pháp lí để Cơ quan điểu tra, Viện kiểm sát tiến hành các hoạt động điều tra và áp dụng biện pháp tố tụng đối với bị can. Đồng thời, nó cũng là sự đảm bảo của Nhà nước đối với mọi công dân để không một ai có thể bị áp dụng biện pháp cưỡng chế và tiến hành điều tra nếu chưa bị khởi tố.
Đặc điểm phân biệt khởi tố bị can
Về đối tượng: Khởi tố NGƯỜI hoặc PHÁP NHÂN có dấu hiệu phạm tội.
Về căn cứ khởi tố: Sau khi đã có quyết định khởi tố vụ án, cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra vụ án. Từ đó, nếu có đủ căn cứ để xác định một người; hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm. Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị bị can. Quyết định này phải được sự phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp với cơ quan điều tra (Điều 179 BLTTHS 2015)
Thẩm quyền ra quyết định khởi tố: Có 03 cơ quan:
- Cơ quan điều tra.
- Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
- Viện kiểm sát.
Các giai đoạn ra quyết định khởi tố: Có 02 giai đoạn có thể khởi tố:
- Giai đoạn điều tra;
- Giai đoạn truy tố.
Kết thúc khởi tố: Đây không phải là giai đoạn tố tụng mà chỉ là hành vi tố tụng tại giai đoạn điều tra của người có thẩm quyền ra quyết định khởi tố bị can khi đã xác định được một người cụ thể có hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong pháp luật hình sự, cần phải tiến hành các hoạt động điều tra đối với họ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Khởi tố bị can là gì? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 3, Điều 60 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, bị can có các nghĩa vụ sau:
– Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng; hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải. Nếu bỏ trốn thì bị truy nã;
– Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Sau khi khởi tố vụ án, bước vào giai đoạn điều tra thì cơ quan có thẩm quyền mới điều tra căn cứ xác định các yếu tố cấu thành tội phạm để có căn cứ khởi tố bị can. Vì vậy, quyết định khởi tố vụ án hình sự thường có trước quyết định khởi tố bị can.
Khi có đủ căn cứ để xác định một người; hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can.