Nhiều anh chị em kinh doanh online và bị những sàn thương mại (tiki, shopee, lazada) yêu cầu cần phải đăng ký nhãn hiệu nếu muốn lên “mall”. Từ một shop thông thường trở thành một Shopee Mall là một quá trình và khoảng cách lớn. Khi chủ sở hữu phải chuẩn bị nhiều giấy tờ tài liệu pháp lý. Một trong những nỗi lo của các chủ shop là việc: “Không có giấy phép kinh doanh có được đăng ký thương hiệu không?” Nhằm trách những hành vi xâm phạm nhãn hiệu. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Luật Sư X.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Tại sao cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?
Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành.
Hình thức đăng ký nhãn hiệu là ghi nhận nhãn hiệu và chủ sở hữu. Vào sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu; cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu.
Nhãn hiệu được đăng ký trên cơ sở kết quả xem xét đơn của người nộp đơn. Căn cứ vào các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung đơn.
Việc đăng ký nhãn hiệu với ý nghĩa thừa nhận quyền sở hữu đối với nhãn hiệu.
Nhãn hiệu được xem như một tài sản vô hình của doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân. Do vậy, việc đăng ký độc quyền nhằm bảo vệ tài sản Sở hữu trí tuệ. Đối của mỗi cá nhân, tổ chức.
Có bắt buộc phải đăng ký nhãn hiệu không?
Đăng ký bảo hộ thương hiệu hay “đăng ký bảo hộ nhãn hiệu” là một thủ tục pháp lý độc lập. Để yêu cầu cơ quan Nhà nước xem xét chấp nhận bảo hộ độc quyền một dấu hiệu (tên gọi, logo). Trong một hoặc nhiều lĩnh vực (hàng hoá, dịch vụ) nhất định.
Quy định pháp luật không bắt buộc doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên luật doanh nghiệp có quy định: “Không được sử dụng nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp. Trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu nhãn hiệu đó”. Theo quy định này thì chỉ cần tên riêng của doanh nghiệp có chứa “nhãn hiệu” đã được bảo hộ thì sẽ bị coi là vi phạm. Kể cả trường hợp đã thêm các từ ngữ chỉ lĩnh vực kinh doanh (như đầu tư, thương mại, sản xuất, xuất nhập khẩu…).
Không có giấy phép kinh doanh có đăng ký thương hiệu được không?
Đối với nhãn hiệu (logo) là yếu tố quan trọng nhất khi kinh doanh để khách hàng phân biệt và lựa chọn giữa các shop khác nhau. Việc bảo hộ logo là quyền, không phải nghĩa vụ. Điều này có nghĩa rằng pháp luật không bắt buộc cá nhân phải thực hiện thủ tục này tại Cục sở hữu trí tuệ. Nhưng nếu muốn được nhà nước bảo hộ khi có tranh chấp xảy ra thì văn bằng đăng ký là tài liệu vững chắc nhất để thực thi quyền. Khi tham khảo Luật sở hữu trí tuệ có thể thấy rằng. Pháp luật Việt Nam rất cởi mở trong vấn đề đăng ký nhãn hiệu. Trong đó cho phép rằng mọi chủ thể đều có quyền đứng tên. Trải qua quá trình thẩm định về hình thức nhãn hiệu và thẩm định về nội dung nhãn hiệu.
Hãy nhìn vào mục mà Luật sư X đã khoanh đỏ. Đây là mục ghi thông tin của Chủ đơn (chủ sở hữu đơn đăng ký nhãn hiệu). Theo đó:
- Đối với cá nhân đứng tên chủ đơn thì cần điền thông tin về Tên, địa chỉ, số điện thoại;
- Đối với chủ đơn là tổ chức, doanh nghiệp sẽ là tên công ty, địa chỉ trụ sở, điện thoại liên hệ…
Lưu ý: Đối với chủ đơn là cá nhân thì việc điền tờ khai đăng ký nhãn hiệu cần trau chuốt hơn. Vì ảnh hưởng đến hiệu lực đơn đăng ký nếu kê khai không chính xác. Vì vậy, trong mục địa chỉ chủ đơn thì nên ghi nhận đúng thông tin trên những giấy tờ do cơ quan nhà nước cấp.
Có thể bạn quan tâm:
- Cá nhân có được đăng ký thương hiệu cho riêng mình hay không?
- Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu mới nhất năm 2021
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Không có giấy phép kinh doanh có được đăng ký nhãn hiệu không? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
– Nộp trực tiếp nộp hồ sơ tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
– Nộp hồ sơ qua bưu điện.
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh. Kể cả hình ba chiều; hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
– Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Nếu không được sử dụng trong thời hạn năm năm liên tục sẽ bị chủ thể khác yêu cầu chấm dứt hiệu lực. Do đó nhãn hiệu sau khi được cấp bằng phải được sử dụng.