Loạn luân bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

bởi TranQuynhTrang
Loạn luân bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Loạn luân là một tội phạm được quy định cho tiết tại chương XVII Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đây là tội phạm xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh sự và nhân phẩm của con người. Từ hậu quả nặng nề của loạn luân cũng như từ truyền thống văn hoá nước ta mà việc loạn luân sẽ phải chịu những chế tài thích đáng là hoàn toàn hợp lý và cần thiết. Vậy chi tiết loạn luân bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào? Pháp luật quy định các yếu tố cấu thành tội loạn luân như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về nội dung này tại bài viết dưới đây, hi vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ mang lại nhiều điều hữu ích tới bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Quy định của pháp luật về Tội loạn luân

Tội loạn luân hiệu nay được quy định tại Điều 184 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

Tội loạn luân được xác định là tội phạm hoàn thành kể từ khi hai người nam và nữ có cùng dòng máu trực hệ thực hiện hành vi giao cấu. Hậu quả của hành vi loạn luân không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội này. Trường hợp có hành vi giao cấu giữa con nuôi với cha mẹ nuôi; cháu nuôi đối với ông bà nội ngoại; cha chồng với con dâu; mẹ vợ với con rể; cha dượng với con riêng của vợ; mẹ kế với con riêng của chồng thì không cấu thành tội này.

Loạn luân bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Điều 184 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội loạn luân như sau: “Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

Tội loạn luân được quy định trong luật hình sự là xuất phát từ cơ sở khoa học của sự cần thiết phải tránh di truyền huyết thống có hại đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thân của con cái cũng như do yêu cầu của việc bảo vệ đời sống hạnh phúc gia đình và thuần phong mỹ tục. Theo đó, tội phạm này không chỉ xâm phạm đến quan hệ xã hội nhằm đảm bảo sự phát triển bình thường của con cái mà còn xâm phạm đến thuần phong mỹ tục, hạnh phúc gia đình.

Các yếu tố cấu thành tội loạn luân theo Bộ luật hình sự

Chủ thể của tội loạn luân

Chủ thể của tội loạn luân là người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự, là những người có quan hệ huyết thống, có cùng dòng máu trực hệ, là anh chi em cùng cha mẹ, anh chi em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha với nhau.

Khách thể tội loạn luận

Hành vi phạm tội xâm phạm đến chế độ hôn nhân và gia đình được pháp luật ghi nhận, làm ảnh hưởng tới các giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tục cũng như đem lại những hệ lụy về giống nòi.

Mặt khách quan tội loạn luận

Căn cứ Mục 6 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA- TANDTC-VKSNDTC quy định như sau:

– Loạn luân là việc giao cấu giữa cha, mẹ với con; giữa ông, bà với cháu nội, cháu ngoại; giữa anh chị em cùng cha mẹ; giữa anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.

Loạn luân bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Loạn luân bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

– Để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân cần phái xác định rõ hành vi giao cấu là thuận tình, không có dấu hiệu dùng vũ lực hoặc cưỡng ép và được thực hiện với người từ đủ 16 tuổi trở lên. Trong trường hợp tuy hành vi giao cấu giữa những người nói trên là thuận tình, nhưng nếu hành vi đó được thực hiện đối với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì không truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân mà phải truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giao cấu với trẻ em (điểm c khoản 2 Điều 145 Bộ luật Hình sự 2015),

Trong trường hợp hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác, thì tuỳ trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm (điểm e khoản 2 Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015) hoặc tội hiếp dâm trẻ em (điểm a khoản 2 Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015); nếu hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu lợi dụng quan hệ lệ thuộc khiến bên kia phải miễn cưỡng cho giao cấu, thì tuỳ trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng dâm (điểm d khoản 2 Điều 143 Bộ luật Hình sự 2015) hoặc tội cưỡng dâm trẻ em (điểm a khoản 2 Điều 144 Bộ luật Hình sự 2015); trong mọi trường hợp hành vi loạn luân được thực hiện đối với trẻ em dưới 13 tuổi, thì người thực hiện hành vi loạn luân phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm trẻ em (điểm a khoản 2 Điểu 142 Bộ luật Hình sự 2015).

Mặt chủ quan

Tội loạn luân được thực hiện với lỗi cố ý, tức là, người phạm tội phải biết rõ người kia có cùng dòng máu trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha với mình, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn mong muốn thực hiện

Trên thực tế có những trường hợp vô ý, không biết người quan hệ với mình có cùng dòng máu trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha với mình. Những trường hợp này không thỏa mãn yếu tố về mặt chủ quan để cấu thành tội loạn luân.

Tình tiết “Có tính chất loạn luân” trong Bộ luật Hình sự

Ngoài tội loạn luân theo Điều 184 Bộ luật Hình sự 2015 thì hành vi loạn luân còn được quy định là tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự của các tội sau:

– Tội hiếp dâm

Điều 141. Tội hiếp dâm

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

e) Có tính chất loạn luân;

– Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi

Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;

b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Có tính chất loạn luân;

– Tội cưỡng dâm

Điều 143. Tội cưỡng dâm

1. Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

d) Có tính chất loạn luân;

– Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi

Điều 144. Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi

1. Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đang ở trong tình trạng lệ thuộc mình hoặc trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tính chất loạn luân;

– Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi

Điều 145. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi

1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

c) Có tính chất loạn luân;

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Loạn luân bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như đổi tên mẹ trong giấy khai sinh, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp:

Thế nào là những người có quan hệ trực hệ?

Căn cứ điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Thì những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú con bác, con cô con cậu, con dì là đời thứ ba. Đây là những người có mối quan hệ trực hệ.
Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống. Trong đó người này sinh ra người kế tiếp.
Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra. Gồm: cha mẹ là đời thứ nhất. Anh, chị em cùng cha mẹ cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai. Đời thứ ba có: anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì.

Tại sao tội loạn luân chỉ có hình phạt tù?

Thứ nhất đây là tội có tính chất nguy hiểm cho xã hội. Thứ hai, văn hóa người Việt Nam sẽ không chấp thuận hành vi này. Tội phạm không chỉ gây hậu quả lớn cho gia đình mà còn để lại những ảnh hưởng xấu cho xã hội.

Quan hệ loạn luân nhưng không biết có quan hệ huyết thống có bị xử phạt không?

Câu trả lời là CÓ. Ngay cả khi không biết có quan hệ huyết thống vẫn sẽ bị xử lý. Luật không ngoại trừ hành vi lỗi cố ý hay lỗi vô ý, tuy nhiên sẽ được xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đồng thời mối quan hệ này buộc phải chấm dứt.


5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm