Kính thưa Luật sư. Em là sinh viên mới lên Hà Nội để học tập. Trong khi đang điều khiển xe máy trên đường đi học; em bị cảnh sát giao thông xử phạt vì không chấp hành vạch kẻ đường. Do không hiểu biết nhiều về lỗi này, em xin hỏi Luật sư; Thế nào là lỗi không chấp hành vạch kẻ đường? Lỗi không chấp hành vạch kẻ đường xe máy bị phạt như thế nào? Mong được Luật sư giải đáp. Em xin chân thành cảm ơn.
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình; mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là lỗi không chấp hành vạch kẻ đường?
Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe. Với cách dùng độc lập, vạch kẻ đường còn có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông.
Việc người tham gia giao thông đi sai so với chỉ dẫn của vạch kẻ đường là lỗi không chấp hành vạch kẻ đường.
Quy định về mức phạt lỗi không chấp hành vạch kẻ đường
Căn cứ điểm a Khoản 1 và điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm đ, điểm e, điểm h khoản 2; điểm d, điểm g, điểm i, điểm m khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 4; khoản 5; điểm b khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm d khoản 8 Điều này;
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
c) .. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này.
Lỗi không chấp hành vạch kẻ đường xe máy bị phạt như thế nào?
Căn cứ theo quy định trên thì người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) không chấp hành vạch kẻ đường sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Ngoài ra, nếu thực hiện hành vi này mà gây tai nạn giao thông thì người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Khi đi qua đường ngang, cầu chung, hầm đường sắt, mức phạt đối với lỗi không chấp hành vạch kẻ đường được quy định riêng. Đối với xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện): Phạt tiền từ 200.000 – 300.000 đồng.
Thủ tục phạt hành chính lỗi không chấp hành vạch kẻ đường
Bước 1: Phát hiện hành vi
Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra thuộc lĩnh vực quản lý của mình thì người có thẩm quyền đang thi hành công vụ buộc đối tượng phải chấm dứt hành vi vi phạm hành chính bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác mà pháp luật quy định.
Bước 2: Lập biên bản
Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ thuộc thẩm quyền giải quyết của mình phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt không cần lập biên bản theo quy định tại Điều 56 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Sau khi lập xong biên bản vi phạm hành chính thì giao 01 bản cho tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính. Trường hợp người vi phạm là đối tượng chưa thành niên thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó theo quy định.
Với trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền lĩnh vực được giải quyết hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt theo quy định thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có đủ thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.
Bước 3: Xác minh tình tiết vụ việc
Tiến hành xác minh tình tiết vụ việc vi phạm theo quy định tại Điều 59.
Bước 4: Xác định giá trị tang vật vi phạm
Xác định giá trị tang vật vi phạm để làm căn cứ xác định thẩm quyền xử phạt. Tuy nhiên cần nắm được thời hạn tạm giữ tang vật để xác định là không quá 24 giờ tính từ thời điểm ra quyết định tạm giữ, với trường hợp thật cần thiết thì thời hạn có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 24 giờ.
Bước 5: Giải trình
Giải trình theo quy định tại điều 61 Luật Hành Chính.
Bước 6: Chuyển hồ sơ vi phạm nếu phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm
Chuyển hồ sơ vi phạm nếu phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm. Còn trường hợp nếu không có dấu hiệu phạm tội, truy cứu trách nhiệm hình sự thì tiến hành ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo các giai đoạn:
– Gửi, chuyển, công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính đến cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm.
– Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo đúng thời gian ghi trên đó.
– Thực hiện biện pháp Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính nếu trường hợp bên bị xử phạt không tự nguyện thi hành quyết định theo đúng thời gian yêu cầu.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Lỗi không chấp hành vạch kẻ đường xe máy bị phạt như thế nào?” . Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; Công văn xác nhận không nợ thuế để đấu thầu; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; Tra cứu quy hoạch xây dựng; dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu . Hoặc muốn sử dụng dịch vụ xin cấp phép bay flycam; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Có thể bạn quan tâm
- Xe máy đi ngược chiều phạt bao nhiêu 2022?
- Lỗi nào thì bị giữ bằng xe máy
- Lỗi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Câu hỏi thường gặp
Lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường được xác định trên những đoạn đường có biển báo R.411 cùng vạch kẻ đường hoặc chỉ có vạch kẻ đường.
Người tham gia giao thông đi sai làn đường so với hành trình của xe (chẳng hạn: rẽ phải nhưng đi vào làn có chỉ dẫn để đi thẳng, đi thẳng nhưng đi vào làn có chỉ dẫn để rẽ trái…) khi có biển báo R.411 và vạch kẻ đường (hoặc chỉ có vạch kẻ đường) thì được xác định là lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường (Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường).
Có hai loại vạch kẻ đường quen thuộc bao gồm:
Vạch đứt khúc trắng: Đây là vạch được kẻ theo chiều dọc giúp phân chia làn đường. Nếu vạch ở đầu đường có tác dụng hướng dẫn xe chạy đúng tuyến đường.
Vạch liền trắng: Đây là vạch kẻ dọc dùng để phân cách giữa làn xe có động cơ và làn xe không có động cơ, hoặc còn có thể để qui định giới hạn ngoài của đường dành riêng cho xe chạy. Trong trường hợp vạch ở đầu đường có tác dụng hướng dẫn xe chạy hoặc xe dừng.
Tổ chức, cá nhân vi phạm có thể nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt. Ngoài ra, hiện nay, tổ chức cá nhân có thể nộp phạt giao thông online trên các nền tảng trực tuyến được hỗ trợ.