Căn cứ pháp lý:
-
Luật giao thông đường bộ 2008
-
Nghị định 46/2016/NĐ-CP
Nội dung tư vấn: 1. Biển số xe máy là gì? Biển số xe máy hay còn gọi là biển kiểm soát xe máy, là tấm biển có màu sắc, ký hiệu và chữ số gắn trên mỗi xe máy, được cơ quan công an cấp khi mua xe mới hoặc chuyển nhượng xe giúp cơ quan có thẩm quyền kiểm soát quá trình sử dụng của cá nhân.
Điều 53. Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới … 3. Xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. 4. Chính phủ quy định niên hạn sử dụng đối với xe cơ giới. 5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới được phép tham gia giao thông, trừ xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
Nếu bạn để ý kỹ thì ngoài có sự khác biệt về số thứ tự tượng trưng cho các tỉnh thành phố thì nó còn được dùng để phân biệt dựa vào màu sắc: Biển số xe màu trắng chữ đen:
- Là thường thấy hằng ngày.
- Biển số màu trắng cấp cho tư nhân và doanh nghiệp với 2 số đầu theo thứ tự các tỉnh, 4 hoặc 5 số cuối là số thứ tự cấp ngẫu nhiên.
- Biển số màu trắng với 2 chữ và 5 số là biển cấp cho các đối tượng có yếu tố nước ngoài. – Trong đó, biển có chữ “NG” là xe ngoại giao, biển có chữ “NN” là xe của các tổ chức, cá nhân nước ngoài.
- Trong 5 chữ số trên biển số, 3 số ở giữa là mã quốc gia, 2 số tiếp theo là số thứ tự.
- Xe số “80 NG xxx-yy” là biển cấp cho các đại sứ quán, thêm gạch đỏ ở giữa và 2 số cuối “01” là biển xe của Tổng lãnh sự (những xe này là bất khả xâm phạm và khi thay xe thì giữ lại biển để lắp cho xe mới).
Biển số xe màu xanh dương chữ trắng:
- Là của các đơn vị hành chính sự nghiệp (Ví dụ như Bảo hiểm xã hội,…)
Biển số xe màu đỏ chữ trắng:
- Là dành riêng cho xe quân đội.
- Riêng xe của các doanh nghiệp quân đội mang biển số 80K màu trắng.
- Với biển số quân đội, 2 chữ cái đầu tiên là viết tắt của đơn vị cụ thể quản lý chiếc xe.
2. Không có biển số xe gắn máy có bị xử phạt không? Trong trường hợp xe gắn máy của bạn không có gắn biển, căn cứ Điều 17 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về mức xử phạt có liên quan, cụ thể như sau:
Điều 17. Xử phạt người Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về Điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người Điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;
b) Điều khiển xe gắn biển số không đúng quy định; biển số không rõ chữ, số; biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng;
c) Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe;
b) Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn;
c) Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế;
d) Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật;
đ) Điều khiển xe lắp đèn chiếu sáng về phía sau xe.
3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định;
b) Sử dụng Giấy đăng ký xe đã bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp;
c) Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); gắn biển số không đúng với biển số đăng ký ghi trong Giấy đăng ký xe; biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe đăng ký tạm hoạt động quá phạm vi, thời hạn cho phép;
b) Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông.
5. Ngoài việc bị phạt tiền, người Điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này bị tịch thu còi;
b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều này bị tịch thu Giấy đăng ký xe, biển số không đúng quy định;
c) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
d) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều này bị tịch thu phương tiện và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Dựa trên quy định nói trên, có thể thấy pháp luật đã có những sự điều chỉnh trong vấn đề quản lý phương tiện giao thông, đặc biệt vấn đề biển số xe. Mức xử phạt sẽ như sau:
- Phạt tiền lên đến 100.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe gắn biển số không đúng quy định; biển số không rõ chữ, số; biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng.
- Phạt tiền lên đến 400.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); gắn biển số không đúng với biển số đăng ký ghi trong Giấy đăng ký xe; biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung bị tịch thu biển số không đúng quy định, có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn.
Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi cung cấp cho bạn về lỗi không có biển số xe gắn máy.
Mong bài viết hữu ích cho bạn đọc!
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Lỗi không có biển số xe gắn máy phạt tới 400 nghìn? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.