Căn cứ:
- Luật giao thông đường bộ 2008
- Nghị định 46/2016/NĐ-CP Xử lý vi phạm trong giao thông đường bộ.
Nội dung tư vấn:
1. Không có Giấy phép lái xe là hành vi vi phạm pháp luật.
Bằng lái xe là một dạng chứng chỉ chứng minh điều kiện về độ tuổi, sức khỏe, khả năng nhận thức và mức độ hiểu biết về luật An toàn giao thông đáp ứng được việc tự chủ thể tham gia có thể điều khiển phương tiện giao thông an toàn cho bản thân và xã hội. Và đối với bằng lái xe máy thì là chứng chỉ được cấp cho một người để chứng nhận đủ điều kiện lái xe máy. Bởi vậy, muốn điều khiển phương tiện thì người tham gia giao thông phải thi, đỗ kỳ thi bằng lái xe máy và được cấp Giấy phép lái xe theo quy định. Phải mang theo bằng lái xe khi tham gia giao thông để chứng minh điều đó. Cụ thể, căn cứ tại Điều 58 Luật giao thông đường bộ quy định:Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông
“1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.
2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe;
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.”
Bởi vậy, giấy phép lái xe là một trong các loại giấy tờ bắt buộc người lái xe phải mang theo khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông nhằm chứng minh được điều kiện tham gia giao thông bằng phương tiện mình đang điều khiển. Hành vi không có bằng lái mà tham gia điều khiển phương tiện giao thông sẽ là hành vi vi phạm pháp luật. 2. Mức xử phạt. Thường khi bị thổi còi ra lệnh dừng xe, việc đầu tiên cảnh sát giao thông luôn yêu cầu người vi phạm xuất trình giấy phép lái xe. Người vi phạm thường đưa ra lý do là quên bằng lái ở nhà. Tuy nhiên, việc quên mang theo bằng lái hay không có bằng lái đều là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt. Cụ thể, mức phạt với từng hành vi như sau: Thứ nhất, Với hành vi không mang theo bằng lái: Căn cứ tại khoản 3 điều 21 Nghị định 46/2016 quy định:“3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 7 Điều này;
b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy đăng ký xe;
c) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định).”
Như vậy, việc không mang theo bằng lái có thể phạt đến 400.000 đồng. Thứ hai, Với hành vi không có bằng lái: Như đã phân tích ở trên, việc không có bằng lái mà tham gia điều khiển phương tiện giao thông là hành vi vi phạm pháp luật. Mức xử phạt đối với hành vi này được quy định tại khoản 5 và khoản 7 điều 21 Nghị định 46/2016 quy định:“5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
b) Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia.
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:
a) Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 (sáu) tháng trở lên;
b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
c) Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia.”
Căn cứ vào đó, mức xử phạt sẽ dựa vào loại dung tích xi lanh của xe. Cụ thể hành vi không có bằng lái có các mức xử phạt khác nhau dựa trên dung tích xi lanh như sau:- phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với việc đối với việc điều khiển xe với xi lanh thông thường
- phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 với xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3
- phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng không có giấy phép lái xe đối với xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên.