Lỗi không xi nhan có bị giữ giấy tờ không?

bởi Ngọc Gấm
Lỗi không xi nhan có bị giữ giấy tờ không?

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết thêm thông tin về lỗi không xi nhan có bị giữ giấy tờ không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Lỗi không xi nhan là một trong những lỗi vô cùng phổ biến khi bị các cơ quan chức năng phát hiện tại Việt Nam. Tuỳ vào hành vi và tính chất vi phạ về lỗi không xin nhan mà sẽ có những hình thức xử phạt vi phạm hành chính khác nhau. Vậy câu hỏi đặt ra là lỗi không xi nhan có bị giữ giấy tờ không? Dây là câu hỏi thắc mắc của nhiều người dân Việt Nam hiện nay.

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về lỗi không xi nhan có bị giữ giấy tờ không? LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 4 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ như sau:

– Hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.

– Phát triển giao thông đường bộ theo quy hoạch, từng bước hiện đại và đồng bộ; gắn kết phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác.

– Quản lý hoạt động giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.

– Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

– Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

– Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Khi nào người đi ô tô xe máy phải bật xi nhan khi lưu thông trên đường bộ?

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về các trường hợp người đi ô tô, xe máy bắt buộc phải bật xi nhan như sau:

Bật xi nhan khi sử dụng làn đường:

Theo quy định tại Điều 13 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau: Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, lái xe phải cho xe đi trong một lần đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

Bật xi nhan khi muốn vượt xe:

Theo quy định tại Điều 14 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:

– Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.

– Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:

  • Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
  • Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

Bật xi nhan khi muốn chuyển hướng xe:

Theo quy định tại Điều 15 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau: Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.

Bật xi nhan khi muốn lùi xe:

Theo quy định tại Điều 16 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau: Khi lùi xe, người điều khiển phải quan sát phía sau, có tín hiệu cần thiết và chỉ khi nào thấy không nguy hiểm mới được lùi.

Bật xi nhan khi muốn dừng xe; đỗ xe trên đường bộ:

Theo quy định tại Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau: Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;

Lỗi không xi nhan có bị giữ giấy tờ không?
Lỗi không xi nhan có bị giữ giấy tờ không?

Lỗi không xi nhan có bị giữ giấy tờ không?

 Lỗi không xi nhan có bị giữ giấy tờ không? Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về lỗi không xi nhan như sau:

Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:

– Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sau đây:

  • Khi dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;

– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sau đây:

  • Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;
  • Xe được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên không đúng quy định hoặc sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không còn giá trị sử dụng theo quy định;

– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sau đây:

  • Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);
  • Lùi xe ở đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất; lùi xe không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP;

– Phạt tiền từ 2.00.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sau đây:

  • Xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên;

– Phạt tiền từ 4.00.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sau đây:

  • Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
  • Không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc;

Hình phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng. Nếu gây tai nạn giao thông tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng.

Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:

– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sau đây:

  • Lùi xe mô tô ba bánh không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước;
  • Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước;
  • Xe được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên không đúng quy định hoặc sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên mà không có Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc có Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không còn giá trị sử dụng theo quy định;

– Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sau đây:

  • Xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên;
  • Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức); điều khiển xe rẽ trái tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ trái đối với loại phương tiện đang điều khiển; điều khiển xe rẽ phải tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ phải đối với loại phương tiện đang điều khiển;

– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sau đây:

  • Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;

Hình phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng. Nếu gây tai nạn giao thông tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng.

Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:

– Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sau đây:

  • Lùi xe ở đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất; lùi xe không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước;
  • Khi dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
  • Không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc;
  • Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;

– Phạt tiền từ 2.00.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sau đây:

  • Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

Hình phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng. Nếu gây tai nạn giao thông tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng.

Như vậy thông qua các thông tin trên ta đã biết được câu trả lời cho câu hỏi lỗi không xi nhan có bị giữ giấy tờ không. Câu trả lời cho câu hỏi lỗi không xi nhan có bị giữ giấy tờ không như sau: Lỗi không xi nhan khi bị phát hiện ngoài bị phạt tiền thì sẽ bị Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng. Nếu gây tai nạn giao thông tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề Lỗi không xi nhan có bị giữ giấy tờ không?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu

Câu hỏi thường gặp

Xi nhan trái nhưng rẻ phải có được chấp nhận không?

Việc xi nhan trái nhưng rẽ phải hay ngược lại không có tác dụng báo hiệu hướng rẽ cho những phương tiện đi sau. Vì thế, hành vi xi nhan nhầm hướng vẫn có thể bị xử phạt như đối với trường hợp chuyển hướng mà không có tín hiệu báo trước.

Phải bật xi nhan trước bao nhiêu mét để không bị phạt?

Người điều khiển phương tiện nên bật xi nhan trước khoảng 25-30 mét, sau khi rẽ xong nên duy trì thêm 5-10 mét ở vị trí thẳng lái rồi mới tắt xi nhan. Do đó, những người đi gần đó sẽ biết lúc nào xe sắp đổi hướng, và lúc nào đã đổi hướng xong. Thêm nữa, để đảm bảo đèn xi nhan luôn hoạt động tốt thì cần được kiểm tra định kỳ và sửa chữa ngay nếu có vấn đề. Lưu ý là phải bật đúng đèn theo hướng rẽ, đừng bật bên trái mà rẽ bên phải.

Nếu người tham gia giao thông bật đèn xi nhan với khoảng cách lớn hơn, mặc dù không phạm luật nhưng sẽ gây cản trở cho những người khác trên đường. Nếu bật xi nhan ở khoảng cách ngắn hơn, đột ngột thì những người điều khiển phương tiện xung quanh sẽ không kịp nhường đường cho xe của bạn.

Như vậy, việc bật xi nhan trước khi rẽ hay chuyển làn để đảm bảo an toàn cho bản thân và còn cho cả những người lưu thông trên đường nữa. Và giảm thiểu những tai nạn đáng tiếc xảy ra.


Đèn xi nhan báo khẩn cấp của xe có được gọi là đèn đi thẳng không?

Đèn xi-nhan khẩn cấp không được coi là xi-nhan đi thẳng vì nó được hiểu theo mục đích nêu trên. Hiện nay theo Luật giao thông đường bộ vẫn chưa chi tiết về vấn đề xi-nhan đi thẳng, mà chi quy định về chuyển hướng xe đi ( Khoản 1 Điều 15 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định : Khi muốn chuyển hướng người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ) 
Mà trong bài thi sát hạch cũng có nêu khi qua ngã tư không cần bật đèn khẩn cấp, khi nào có tình huống khẩn cấp ta mới sử dụng tín hiệu ưu tiên, cảnh báo cho những xe đi sau biết xe đi trước gặp sự cố, còn qua ngã 3 ngã 4 đi hướng nào để tín hiệu đèn hướng đó, vào vòng xoay thì đi 2 lần đèn xi-nhan ôm vòng xoay 1 lần và rẽ theo hướng 1 lần. Vấn đề này đang gây tranh cãi đối với người tham gia giao thông. Vì vậy việc cảnh sát giao thông bắt bạn về lỗi không xi-nhan đi thẳng là sai, thiếu căn cứ pháp lý.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm