Lừa người bệnh mua thuốc trị bệnh giả bị xử lý về tội gì?

bởi PhuongMai
Lừa người bệnh mua thuốc trị bệnh giả bị xử lý về tội gì?

Vấn đề thuốc trị bệnh giả đã và đang là vấn đề nan giải của không chỉ lực lượng chức năng; mà còn của tất cả người dân Việt Nam. Nếu trước đây, công nghệ chưa phát triển; thuốc giả được biết đến qua những lời giới thiệu ngọt ngào; chúng ta dễ dàng tránh được. Thì hiện tại, thời đại công nghệ phát triển; thông tin cá nhân của mỗi người đều không còn được bảo mật; những cuộc gọi tiếp thị được gọi thẳng tới những người bị bệnh. Giả danh là những y bác sĩ chuyên khoa, những chuyên gia về những căn bệnh nan y; khiến người bệnh tin tưởng mà chi tiền cho những loại thuốc trị bệnh giả. Vậy hành vi lừa người bệnh mua thuốc trị bệnh giả bị xử lý về tội gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:

“Gần đây, trên mạng xôn xao về việc một người bán hàng chính hãng đã phát hiện cả một đường dây buôn bán hàng giả. Việc buôn bán hàng giả xảy ra với nhiều nhãn hiệu. Nhưng cùng một chiêu thức. In bao bì giả của những hãng dược liệu nổi tiếng; giả làm bác sĩ có tiếng; sử dụng data khách hàng của những hãng nổi tiếng để bán sản phẩm với giá thấp hơn. Việc lừa đào còn có sự thông đồng với một số shipper để ăn cắp data của những hãng nổi tiếng. Việc mua bán diễn ra không chỉ ở một nơi mà còn ở nhiều nơi trên cả nước.”

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Luật Dược năm 2016

Nghị định 98/2020/NĐ-CP

Thế nào là thuốc giả?

Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 Luật Dược năm 2016: thuốc giả, là thuốc được sản xuất thuộc một trong các trường hợp: không có dược chất, dược liệu; có dược chất không đúng với dược chất ghi trên nhãn; hoặc theo tiêu chuẩn đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu;  có dược chất, dược liệu nhưng không đúng hàm lượng; nồng độ hoặc khối lượng đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu; trừ thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định tại Khoản 32 Điều này trong quá trình bảo quản, lưu thông phân phối; được sản xuất, trình bày hoặc dán nhãn nhằm mạo danh nhà sản xuất, nước sản xuất; hoặc nước xuất xứ.

Xử lý hành chính đối với hành vi lừa người bệnh mua thuốc trị bệnh giả

Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP; hành vi lừa người bệnh mua thuốc trị bệnh giả; sử dụng bao bì của những nhãn hiệu có tiếng có thể chịu những mức phạt sau:

  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp: hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng; thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng.
  • Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp: hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng; thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp: hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng; thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp: hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng; thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp: hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng; thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
  • Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp: hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên; thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử lý hình sự đối với hành vi lừa người bệnh mua thuốc trị bệnh giả

Hành vi lừa người bệnh mua thuốc trị bệnh giả; có thể bị xử lý về một trong hai tội: tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.

Xử lý hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong trường hợp: người nào bằng thủ đoạn gian dối; hoặc chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000; hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm.
  • Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175, 290 của Bộ luật này; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
  • Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong trường hợp: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; tái phạm nguy hiểm; lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; dùng thủ đoạn xảo quyệt.

Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm trong trường hợp: chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm; tù chung thân trong trường hợp: chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Xử lý hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong trường hợp: thực hiện một trong các hành vi sau nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản; hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174, 290 Bộ luật này; chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

  • Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối; hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó; hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả.
  • Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong trường hợp: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; …

Phạt tù từ 05 năm đến 12 năm trong trường hợp: chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm trong trường hợp: chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000 đồng trở lên.

Xử lý hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh

  • Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong trường hợp: sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, phòng bệnh.
  • Phạt tù từ 05 năm đến 12 năm trong trường hợp: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; tái phạm nguy hiểm; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; buôn bán qua biên giới; hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; …
  • Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm trong trường hợp: hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật trị giá 500.000.000 đồng trở lên; thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng; làm chết người; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
  • Phạt tù từ 20 năm; tù chung thân; tử hình trong trường hợp: thu lợi bất chính 2.000.000.000 đồng trở lên; làm chết 02 người; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên; gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Giải quyết tình huống

Có thể thấy, đây là một hành vi nằm ở ranh giới giữa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội sản xuất, buôn bán hàng giả. Hiện tại, có thể thấy; đây là một đường dây lớn với các chi nhanh trên cả nước. Với lợi ích lớn như vậy, hiện chưa thể định rõ được mức hình phạt dành cho những người tham gia đường dây này. Hiện tại vụ việc vẫn chưa được cơ quan điều tra thụ lí.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Lừa người bệnh mua thuốc trị bệnh giả bị xử lý về tội gì?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Hành vi lấy data khách hàng của những nhãn hàng lớn có bị xử lý không?

Hành vi lấy data khách hàng của những nhãn hàng lớn có thể bị xử lý. Việc bị xử lý hành chính hay hình sự còn tùy thuộc vào các yếu tố.

Tại sao hành vi buôn bán hàng giả lại bị xử nhẹ hơn so với hành vi buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh?

Hành vi buôn bán hàng giả bị xử nhẹ hơn so với hành vi buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh vì thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người tiêu dùng. Và có thể gây ra hậu quả lớn hơn hành vi buôn bán hàng giả.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm