Tội sản xuất, buôn bán hàng giả?

bởi
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả?
Công nghệ phát triển, ngành sản xuất cũng phát triển, hoạt động ngày càng tinh vi, sản phẩm tạo ra có thể gây ra nhiều hậu quả, hệ lụy cho người tiêu dùng. Nhiều người vì ham lợi nhuận nên quyết định sản xuất hàng giả để cung ứng nhu cầu xã hội. Hàng thật giả tràn lan khiến khách hàng luôn đa nghi khi lựa chọn sản phẩm tiêu dùng. Vậy sản xuất, buôn bán hàng giả bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ:

  • Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung

Nội dung tư vấn:

1. Hàng giả là hàng như thế nào? Phân biệt hàng thật, hàng giả? Trên thị trường chỉ có hai khái niệm: Hoặc là hàng thật hoặc là hàng giả. Hiểu đơn giản nhất, nếu không phải hàng thật thì nó là hàng giả. Có 03 đối tượng pháp luật hình sự quan tâm về việc buôn bán, sản xuất hàng giả:

  • Lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm.
  • Thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.
  • Thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi.

Có 04 loại hàng giả: 

  • Giả về chất lượng và công dụng.
  • Giả mạo nhãn hiệu hàng hóa, bao bì hàng hóa.
  • Giả mạo về sở hữu trí tuệ.
  • Các loại tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.

Thông thường thì hàng giả giá rẻ nên có hình thức gần giống với hàng thật, tuy nhiên có nhiều khuyết điểm, xấu hơn, chất lượng tệ hơn, đặc biệt là không có tem chống hàng giả. Hàng thật là hàng hóa trái ngược hoàn toàn với hàng giả, có tem chống hàng giả, sản xuất hợp pháp, có đăng ký các mặt hàng sản xuất, thông qua các khâu kiểm định chất lượng.

2. Mức xử phạt khi vi phạm Đúng như tên gọi, căn cứ Điều 192 bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả nói chung, theo đó mức phạt cao nhất cho hành vi buôn bán hàng giả:

  • Đối với cá nhân có thể lên đến 1.000.000.000 đồng, phạt tù cao nhất lên đến 15 năm. 
  • Đối với pháp nhân có thể bị phạt tiền lên đến 9.000.000.000 đồng tùy vào mức độ và hành vi vi phạm.
  • Ngoài ra cá nhân, pháp nhân còn có thể chịu thêm các hình thức xử phạt bổ sung.

Điều 192. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả 1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Hàng giả trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn; b) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn; c) Hàng giả trị giá dưới 20.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn hoặc hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; d) Hàng giả trị giá dưới 20.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn hoặc hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá dưới 30.000.000 đồng nhưng gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp: gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; đ) Hàng giả trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn; e) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn; g) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; h) Làm chết người; i) Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên; k) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; l) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng; m) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại; n) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Hàng giả có giá thành sản xuất 100.000.000 đồng trở lên; b) Hàng giả có giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn từ 200.000.000 đồng trở lên; c) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên trong trường hợp không xác định được giá thành sản xuất, giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn; d) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên; đ) Làm chết 02 người trở lên; e) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên, với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; g) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên; h) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Trên đây là khung định tội chung, tuy nhiên hàng giả còn phân ra về đối tượng, chúng tôi xin được phép nói sơ qua về căn cứ cũng như khung xử phạt.

Điều 193. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm Mức phạt cao nhất dành cho tội này:

  • Đối với cá nhân là phạt tù lên tới 20 năm, chung thân hoặc tử hình tùy vào mức độ, tính chất của hành vi và hậu quả gây ra, ngoài ra có thể phạt tiền lên tới 100.000.000 đồng.
  • Đối với pháp nhân có thể bị phạt tiền lên đến 18.000.000.000 đồng, thậm chí có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
  • Cá nhân và pháp nhân có thể chịu thêm các hình thức xử phạt bổ sung. 

Điều 194. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh Mức phạt cao nhất dành cho tội này:

  • Đối với cá nhân là phạt tù lên tới 20 năm, chung thân hoặc tử hình tùy vào mức độ, tính chất của hành vi và hậu quả gây ra, ngoài ra có thể phạt tiền lên tới 100.000.000 đồng.
  • Đối với pháp nhân có thể bị phạt tiền lên đến 20.000.000.000 đồng, thậm chí có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
  • Cá nhân và pháp nhân có thể chịu thêm các hình thức xử phạt bổ sung. 

Ví dụ: Gần đây có vụ truy tố giám đốc VN Pharma Nguyễn Minh Hùng về vụ không xuất trình được giấy tờ về lô thuốc H-Capita 500mg, làm giả giấy tờ. Sau khi có kết luận giám định của Bộ Y tế thì lô thuốc H-Capita 500mg nói trên chứa 97% hoạt chất capecitabine, là thuốc không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người. Qua đó, ông Nguyễn Minh Hùng đang đối diện mức án cao nhất là mức án tử hình cho hành vi buôn bán thuốc giả số lượng lớn cho người bệnh.

Điều 195. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi Mức phạt cao nhất dành cho tội này:

  • Đối với cá nhân là phạt tù lên tới 20 năm tùy vào mức độ, tính chất của hành vi và hậu quả gây ra, ngoài ra có thể phạt tiền lên tới 1.000.000.000 đồng.
  • Đối với pháp nhân có thể bị phạt tiền lên đến 15.000.000.000 đồng, thậm chí có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
  • Cá nhân và pháp nhân có thể chịu thêm các hình thức xử phạt bổ sung. 

Mong bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư bào chữa tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm